LÊ VĂN ĐẢN (1907 1978) : Lê Văn Đản sinh ngày 07/ 6/ 1907 tại quê, thôn Xuân Thành
xã Quốc Tuấn, huyện Kim Sơn, tỉnh Ninh Bình, con ông Lê Kiệm và bà Nguyễn Thị Én. Sau khi học xong tiểu học Pháp Việt, lên học trường Bưởi, rồi xuống Hải Phòng học Trường kỹ nghệ thực hành, chuyên ban vô tuyến điện, sau đó xuống tàu Liêm Châu làm. Tàu này chạy tuyến Hải Phòng Hương Cảng.
Tháng 12 năm 1958, ông được về nước, rồi được phân công công tác tại Thư viện Quốc Gia, đến tháng 4 năm 1968 về nghỉ hưu. Ông có dịch cuốn sách Leshéquards (Bọn chính khách buôn bạc) của Paul Tillard.
Do hoàn cảnh công tác, ông không lập gia đình. Tấm gương tận tụy hy sinh, suốt đời vì sự nghiệp cách mạng của Lê Văn Đản được đồng chí, đồng nghiệp, đồng bào vô cùng kính mến.
TRỊNH KHẮC DẦN (1911 - 1996) : Trịnh Khắc Dần sinh năm 1911, trong một gia đình có tuyền thống nho học. Phụ thân là Trịnh Khắc Tiệc, thân mẫu là Đào Thị Bưu.
Sinh ra và lớn lên trong bối cảnh đất nước bị thực dân Pháp đô hộ, đời sống nhân dân cùng cực, lầm than, Trịnh Khắc Dần sớm có tinh thần yêu nước, chống thực dân phong kiến.Vào những năm 1928 1929, phong trào yêu nước theo đường lối cách mạng dân chủ tư sản của Quốc dân Đảng do Nguyễn Thái Học lãnh đạo phát triển mạnh mẽ ở nhiều tỉnh, thành. Tại hải Dương,phong trào của Quốc dân Đảng phát triển mạnh ở huyện Vĩnh Bảo, đặc biệt ở làng Cổ Am.
Ngày 16/ 2/ 1930, thực dân Pháp đã cho ném bom tàn phá làng Cổ Am, cho quân lùng sục, truy bắt quân khởi nghĩa. Hơn 50 chiến sĩ bị bắt, kết án tù, bị xử tử. Trịnh Khắc Dần, một thành viên tích cực của cuộc khởi nghĩa bị bắt, kết án đầy đi Côn Đảo.
Trong thời gian bị giam cầm, được sự giác ngộ của chi bộ cộng sản nhà tù Côn Đảo, Trịnh Khắc Dần đã tự nguyện ly khai Quốc dân Đảng , được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.
Năm 1936, mặt trận bình dân Pháp lên nắm chính quyền, chính quyền Đông Dương đã phải trả tự do cho chính trị phạm ở thuộc địa, Trịnh Khắc Dần được thả trong dịp này.
Sau khi ra tù, Trịnh Khắc Dần trở về làng Cổ Am, bắt liên lạc với các đồng chí, gây dựng phát triển phong trào cách mạng.
Cuối năm 1936, Trịnh Khắc Dần, Nguyễn Văn Ước, Đào Trọng Khoan thành lập nhóm Thanh niên Cộng sản Cổ Am. Hoạt động của nhóm thanh niên tập trung tuyên truyền Chủ nghĩa Mác Lenin trong quần chúng nhân dân, vận động nhân dân đấu tranh đòi chia lại công điền, đấu tranh đòi nhà máy sợi Nam Định phải bán sợi trực tiếp cho người thợ dệt vải Cổ Ammmm
Trước yêu cầu, nhiệm vụ đòi hỏi phải có một chi bộ Đảng cộng sản để lãnh đạo phong trào ở Cổ Am và Vĩnh Bảo, Lê Thanh Nghị, xứ ủy viên Bắc Kỳ, đã cử Thành Ngọc Quản về Cổ Am thành lập chi bộ Đảng cộng sản Cổ Am. . Ngày 8 tháng 8 năm 1938, chi bộ Đảng cộng sản Đông Dương đầu tiên của huyện Vĩnh Bảo được thành lập tại nhà ông Trịnh Khắc Dần. Chi bộ gồm 3 đảng viên: Trịnh Khắc Dần, Nguyễn Văn Ước, Đào Trọng Khoan.
Sự kiện chi bộ Đảng cộng sản Cổ Am ra đời đánh dấu một bước ngoặt quan trọng trong quá trình đấu tranh cách mạng của Cổ Am Vĩnh Bảo.
Tráng 3 năm 1940, trịnh Khắc Dần bị thực dân Pháp bắt tại Cổ Am, xử tù tại Hải Dương.Sau đó ông vượt ngục trở về Vĩnh Bảo tiếp tục hoạt động cách mạng.
Tháng 6 năm 1945, Trịnh Khắc Dần tham gia thành lập Ban cán sự huyện Vĩnh Bảo và chỉ đạo xây dựng lực lượng vũ trang đón thời cơ khởi nghĩa.
Ngày 20 tháng 8 năm 1945, Trịnh Khắc Dần, bí thư chi bộ Cổ Am thay mặt Đảng mặt trận Việt Minh tuyên bố xóa bỏ chế độ cũ, thành lập Ủy ban nhân dân cách mạng lâm thời.
Đầu năm 1946, ông được bầu làm chủ tịch ủy ban hành chính huyện Vĩnh Bảo, sau đó giữ chức Bí thư mặt trận Việt Minh tại Hải Dương.
Trong kháng chiến chống Pháp, ông được Đảng phân công làm Bí thư tỉnh Hải Dương, tỉnh Ninh Bình. Năm 1951 làm Giám đốc Ngân hàng Liên khu III.
Sau ngày miền Bắc hoàn toàn giải phóng (1955), ông về công tác tại Bộ nội thương. Trước khi nghỉ hưu (1970), ông là Vụ trưởng Vụ vật tư Bộ nội thương. Dù đảm trách công việc gì ông cũng tận tâm hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ được giao. Trịnh Khắc Dần mất năm 1996, hưởng thọ 86 tuổi.
Do công lao lớn, ông đã được tặng nhiều huân, huy chương: Huân chương Đọc lập hạng Nhất, Huân chương Kháng chiến hạng Nhất, Huân chương chống Mỹ cứu nước hạng Nhất, Huy hiệu 60 năm tuổi Đảng.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét