Bùi Lâm (1905 - 1974) : Trong Hồi ký gặp Bác Hồ ở Paris, Bùi Lâm tự nhận mình cùng với cha ở làng Cấm (Hải Phòng), đã từng làm thuỷ thủ ở nhiều con tàu viễn dương, lưu lạc nay đây mai đó.
Thực ra làng Cấm chỉ là quê hương thứ hai của ông mà thôi. Bùi Lâm tên thật là Nguyễn Văn Dị, sinh ngày 15 tháng 3 năm 1905, tại xã Gia Hoà, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Xuất thân từ một gia đình nông dân nghèo, sớm có tinh thần yêu nước thương nòi. Từ thuở ấu thơ đã theo cha ra Hải Phòng, rồi đên năm 16 tuổi đã xuống tàu làm thuỷ thủ cho hãng tàu buôn Pháp, chạy qua nhiều nước Châu Âu, Châu Phi, Châu Mỹ La Tinh...
Vào khoảng những năm thế giới lần thứ nhất (1914 1918) ở châu Âu phong trào cách mạng lên cao, nhiều sự kiện lịch sử trọng đại đã xảy ra: Cách mạng tháng Mười Nga năm 1917, cuộc binh biến của thuỷ thủ Pháp (trong đó có Tôn Đức Thắng) ở Biển đen (Hắc Hải) để ủng hộ nhà nước Cộng hoà Xô Viết vừa ra đời Nguyễn Ái Quốc đưa yêu sách đòi quyền tự quyết cho nhân dân Việt Nam tại Hội nghị Véc xay (năm1919).
Ở Pháp, Bùi Lâm được đọc báo Người cùng khổ của Nguyễn Ái Quốc, đã cố công tìm gặp được Người vào năm 1922. Trong cuộc đời làm thuỷ thủ, Bùi Lâm được thấy cảnh đồng bào ta bị thực dân Pháp bóc lột, đói khổ, nhưng chúng cứ chuyên chở thóc gạo sang Pháp. Sau khi nghe Bùi Lâm kể chuyện tàu Pháp chở gạo sang, mà nhân dân ta chết đói, Nguyễn Ái Quốc ngồi lặng người đi. Người nhắc Bùi Lâm và các thuỷ thủ Việt Nam Phải nhớ làm nhiệm vụ của người dân mất nướcccc Người giao nhiệm vụ cho Bùi Lâm và các thuỷ thủ Việt Nam tổ chức đường dây liên lạc, chuyển tài liệu cách mạng về Việt Nam. Tháng 11 năm 1925 Bùi Lâm gia nhập Đảng cộng sản Pháp, đến cuối năm 1927, đồng chí được Đảng cộng sản Pháp cử đến Mátscơva học trường Đại học Phương Đông. Khoảng cuối năm 1929, về Sài Gòn, họat động trong tổ chức An nam cộng sản Đảng trực tiếp phụ trách công đoàn. Khi Đảng cộng sản Đông Dương thành lập, Bùi Lâm được cử làm uỷ viên thường vụ xứ uỷ Nam Kỳ. Đến tháng 2/1931, được phái ra miền Bắc công tác và bị địch bắt ở Hải Phòng bị kết án 5 năm tù khổ sai, đầy đi Côn Đảo. Sau mãn hạn tù (12/1936) Bùi Lâm
về Hải Phòng hoạt động. Tại đây, cùng với Nguyễn Công Hoà, Nguyễn Đức Cúc (Nguyễn Văn Linh).v.v... vận động nhân dân đấu tranh đòi quyền lợi hàng ngày đồng thời kết hợp hoạt động Mặt trận Dân chủ. Khoảng tháng 9/1941, lại bị bắt ở Thanh Hoá và bị thực dân Pháp giam cầm, đày đọa rất dã man ở các nhà tù: Hoả Lò (Hà Nội), Hải Phòng, Quảng Ngãi, Ban Mê Thuột, Sơn La.v.v. Trong các nhà tù, Bùi Lâm luôn luôn tỏ ra là một đảng viên cộng sản kiên định, trung thành nguy hiểm không sờn, khó không lùi bước tin tưởng ở tiền đồ xán lạn của cách mạng. Tháng 3 năm 1945 ông đã vượt ngục, tích cực tham gia giành và bảo vệ chính quyền cách mạng non trẻ. Ngày 14 tháng 2 năm 1946, Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà ra sắc lệnh (số 21) lập toà án quân sự đặc biệt và cử ông phụ trách. Với cương vị quan trọng này Bùi Lâm đã góp phần quan trọng thực hiện đường lối bảo vệ cách mạng của Đảng, kịp thời trừng trị bọn phản cách mạng điển hình là bọn ở phố Ôn Như Hầu. Trong kháng chiến chống thực dân Pháp, ông phụ trách Toà án Quân sự liên khu III, rồi lại phụ trách Toà án nhân dân Liên khu. Từ năm 1954 đến năm 1957, giữ chức Giám đốc Vụ Hành chính Tư pháp (thuộc Bộ Tư pháp) và viện trưởng Viện công tố Trung ương (năm1958). Năm 1960 trúng cử đại biểu quốc hội khoá II và được cử làm Đại sứ đặc mệnh toàn quyền nước ta tại nước Cộng hoà nhân dân Bungari và Đại sứ đặc mệnh toàn quyền tại nước cộng hoà dân chủ Đức (năm 1964). Sau khi về nước đồng chí được cử giữ chức phó viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tối cao.v.v... Ngày 10 tháng 5 năm 1974 ông qua đời.
Trong suốt cuộc đời hoạt động Bùi Lâm đã được Đảng và Nhà nước ta đánh giá Là một chiến sĩ cách mạng kiên cường, trung thành tuyệt đối với Đảng, với sự nghiệp cách mạng, bất cứ ở lĩnh vực và cương vị nào cũng đều hoàn thành nhiệm vụ một cách xuất sắc. Đồng chí là người được Đảng, Nhà nước và Bác Hồ tin cẩn, được bè bạn kính yêu.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét