Đinh Trọng Vĩnh (? - 1935) : Đinh Trọng Vĩnh là tên khai sinh, khi tham gia hoạt động cách mạng ở nam Đinh, Hải phòng lấy bí danh là Bình. Xuất thân trong một gia đình nông dân nghèo ở làng Kênh, xã Tức Mặc, huyện Mỹ Lộc, tỉnh Nam Định. Vì hoàn cảnh khó khăn ở quê không có ruộng đất nên người thanh niên nông thôn này phải bỏ quê ra tỉnh học việc và làm thợ nguội ở nhà máy Sợi sau chuyển sang nhà máy Tơ Nam Định. Thời gian ấy ở thành phố dệt Nam Định có phong trào công nhân đấu tranh chống áp bức bóc lột, và phong trào của học sinh trường Thành Chung để tang nhà chí sĩ Phan Chu Trinh khá sôi nổi. Đinh Trọng Vĩnh sớm tham gia các tổ chức tương tế, rồi được kết nạp vào Thanh niên cách mạng đồng chí hội, khi chuyển tổ chức, ông trở thành đảng viên đảng cộng sản và hoạt động ở Nam Định. Khi phong trào Xô Viết bị đàn áp khủng bố dữ dội, Đảng điều động Nguyễn đức Cảnh tăng cuờng cho Xứ uỷ Trung Kỳ, rút Bí thư tỉnh uỷ Hải Phòng Phạm Văn ngọ (tức Xương) bổ sung vàp xứ uỷ Bắc Kỳ và điều Đinh Trọng Vĩnh ra thay, giữ chức vụ Bí thư từ tháng 10 đến tháng 12/1930.
Ngay khi nhận nhiệm vụ, Đinh trọng Vĩnh đã cùng các đồng chí trong Ban chấp hành tỉnh bộ triển khai Nghị quyết Ban chấp hành Trung ương đảng họp lần thứ I với các nhiệm vụ duy trì phong trào đấu tranh của công nhân ở các thành phố lớn Nam Định, Hải Phòng, Vinh, Sài Gòn, tập trung sức đấu tranh chống khủng bố trắng, chống chính sách hợp lý hoá tư bổn, chống sưu thếu, địa tô, chống chính sách lừa dối cải cáchhhh, chống hội đồng hoà giải lao động, tư bổn...
Tỉnh uỷ cũng thành lập Ban tuyên truyền xung phong thay cho Uỷ ban tranh đấu, chỉ đạo đợt tuyên truyền toàn thành từ 9/12/1930, tiêu biểu là cuộc diễn thuyết kết hợp phát tán truyền đơn ở cổng xưởng Carông (Caron) trước cửa Hội đồng đề hình, gần nhà lao... thu hút đông đảo nhân dân. Tỉnh uỷ chỉ đạo công nhân Cảng Hải Phòng làm hỏng chân vịt tầu Cờlôtdơ Sáp đã chuyển bị chở toàn quyền Patskiê (Pasquier) đồng thời rải truyền đơn ngay cổng Cảng và một số phố chính ngày 1/12/1930 khiến hắn phải về Hà Nội.
Vì say sưa với kết quả hoạt động và không giữ đúng nguyên tắc bí mật nên các uỷ viên tuyên truyền xung phong bị địch vây bắt cả, cuối tháng 12/1930 Phạm Gia một cán bộ được Đinh Trọng Vĩnh điều ra Cẩm Phả, bị bắt. Do không chịu được đòn tra tấn, Phạm Gia đã dẫn mật thám về cơ quan của tỉnh bộ Hải Phòng đặt ở đường Đình Đông mà Gia tưởng cơ quan đã chuyển đi nơi khác. Hôm ấy Đinh Trọng Vĩnh và hai cán bộ của cơ quan tỉnh bộ bị bắt là Phạm Thị Hân (tức Giới) và một người nữa chưa rõ tên.
Mật thám biết Đinh Trọng Vĩnh là một cán bộ cộng sản nguy hiểm nên đã tra tấn, dụ dỗ nhưng không khai thác được gì. Hội đồng đề hình kết án chung thân phát lưu, đày ra Côn Đảo. Do chế độ nhà tù hà khắc và hậu quả của những trận đòn thù, Đinh Trọng Vĩnh đã mắc lao phổi nặng và qua đời ở phòng biệt giam II năm 1935.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét