Hoàng Văn Đoài : Hoàng Văn Đoài
có bí danh là Ninh, không rõ năm sinh, năm mất và quê quán. Theo Chu
Thị Kim Sơn lão thành cách mạng, cùng hoạt động với Hoàng Văn Đoài thời kỳ 1930 1931, thì ông quê ở Bàng Hà, huyện Thanh Hà, tỉnh Hải Dương, đến Hải Phòng là ăn và hoạt động cách mạng khá sớm, có nhà trọ ở ngõ Chùa Đỏ, phố Lê Lai ngày nay. Ông tham gia Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội vào lớp đầu tiên ở Hải Phòng, được phân công đi vô sản hoá ở nhà máy điện Cửa Cấm. Ông hoạt động rất tích cực, có tài tổ chức, đã giác ngộ được nhiều công nhân, trong đó có Lương Khánh Thiện. Đầu tháng 4/1929, chi bộ cộng sản đầu tiên ở Hải Phòng được thành lập gồm 3 người: Hoàng Văn Đoài, Nguyễn Hữu Căn (tức Phi Vân) và Nguyễn Đức Cảnh là người phụ trách. Chi bộ đã phân công đảng viên và các phần tử tiên tiến của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội phụ trách các cơ sở công nghiệp, các địa bàn quan trọng. Hoàng Văn Đoài phụ trách nhà máy điện Cửa Cấm, Lương Khánh Thiện phụ trách máy Chai, Giong phụ trách máy Tơ, Gian (Thiết Tâm) phụ trách các cơ sở bồi bếppppHoàng Văn Đoài đã xây dựng được chi bộ điện Cửa Cấm gồm 9 đảng viên. Lúc ấy Hải Phòng chỉ có 14 chi bộ, 95 đảng viên. Song song với việc phát triển đảng các tổ chức quần chúng như Công hội đỏ, Nông hội đỏ, Thanh niên đoàn, Học sinh hội, Phụ nữ giải phóng... đều phát triển.
Ngày 28/7/1929, Hội nghi tổng kết Công hội đỏ Bắc Kỳ họp lần thứ nhất, đoàn đại biểu Hải Phòng gồm Hoàng Văn Đoài, Bùi Bá Đằng, Đặng Xuân Thiều đi dự. Nguyễn Đức Cảnh được bầu giữ chức Tổng Thư ký, Hoàng Văn Đoài tham gia Ban chấp hành Tổng Cộng hội đỏ Bắc Kỳ. Kế đó Ban chấp hành Công hội đỏ Hải Phòng được chính thức thành lập gồm Hoàng Văn Đoài, Bùi Bá Đằng (công nhân máy Tơ) Phạm Đông (công nhân Xi măng) (1)
Đầu tháng 8/1929, Trung ương lâm thời Đông Dương cộng sản Đảng chỉ định Nguyễn Đức Cảnh, Nguyễn Hữu Căn, Hoàng Văn Đoài tham gia Ban Tỉnh uỷ lâm thời Hải Phòng do Nguyễn Đức Cảnh làm Bí thư. Tỉnh uỷ thông qua Công hội đỏ phát động được một phong trào đấu tranh có mục đích rõ ràng với phương pháp linh hoạt, có sự phối hợp nên đã giành thắng lợi như cuộc đấu tranh của công nhân hãng dầu Pháp - á ngày 23/9/1929, công nhân Xi măng ngày 22/10/1929,
công nhân Cảng ngày 22/10/1929 và nhất là những hình thức treo cờ áp phích, rải truyền đơn, ra báo kỷ niệm cách mạng tháng 10 Nga, sáng sớm ngày 7/11/1929 ở nhiều nơi trong thành phố và ngoại thành khiến bọn thực dân và tay sai bực tức, lo sợ.Tháng 4/1930 Trung ương Đảng điều Nguyễn Đức Cảnh vào bổ sung Xứ uỷ Trung Kỳ, đang bị địch khủng bố dữ dội, Ban chấp hành tỉnh bộ Hải Phòng do Phạm Văn Ngọ (Tức Xương, Ngạn) làm Bí thư, Hoàng Văn Đoài là Uỷ viên chấp hành vẫn phụ trách công hội. Hoàng Văn Đoài đã cùng Ban chấp hành, dưới sự lãnh đạo của Tỉnh uỷ, phát triển tổ chức Công hội đỏ ở hầu hết các nhà máy và hoạt động rất tích cực. Liên tiếp tháng 6 đến tháng 8/1930, Công hội đỏ tổ chức các cuộc đình công ở nhà máy điện Cửa Cấm, Máy Chỉ... tiêu biểu là cuộc đình công của công nhân Xi măng đòi tăng lương , chống đánh đập, cúp phạt. Bọn chủ phải nhất loạt tăng lương 15%. Hoảng sợ trước phong trào đấu tranh của nhân dân ta chính
quyền thực dân tiến hành khủng bố vây ráp đánh phá cơ sở cách mạng. Cuối năm 1930, Hoàng Văn Đoài bị bắt đi đày Côn Đảo. Sau không rõ tin tức, có người nói hy sinh ở đảo.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét