Đinh Nhu : Không rõ Đinh
Nhu sinh năm nào và mất năm nào. Chỉ biết khi cách mạng tháng Tám thành công, những đồng chí cùng bị giam ở nhà tù Nghĩa Lộ cho hay Đinh Nhu bị thực dân Pháp băn chết trong một cuộc vượt ngục không thành. Tuy nhiên các đồng chí của Đinh Nhu giấu tin đó không cho mẹ của ông biết.
Một trong những người cho biết chút ít về Đinh Nhu là nhà văn Nguyên Hồng, qua hồi ký bài hát về tiếng đàn, tiếng tiêu của Đinh Nhu.
Theo hồi ký, mẹ Đinh Nhu bán hoa ở quán hoa, Nguyễn Hồng gọi là 'Khu quán hàng hoa bến ôtô mới, trước kia là một phần của khu vườn hoa đưa người'. Còn mẹ Nguyên Hồng bán bánh quanh quẩn gần đấy. Tính tình Đinh Nhu như tên của ông, ít nói hoà nhã, gần gũi anh em rất chịu khó có hoa tay và có tài đóng kịch, dàn kịch. Trước năm 1936, Đinh Nhu đã từng bị Pháp bắt đưa đi đày ở Côn Đảo. Tại đây Đinh Nhu đã cùng một số đồng chí đóng kịch. Chỉ với những bao tải, chăn chiếu nhà tù, vải vụn quần áo, các em đã dựng thành sân khấu khiến ngay cả cai ngục và binh lính trên đảo không hiểu các trang phục từ đâu đem đến.
Không rõ Đinh Nhu viết ca khúc 'Cùng nhau đi hồng binh' khi nào, chỉ biết và năm 1937 tại một căn gác xép phố Cát Dài Hải Phòng, Nguyễn Hồng đã được các đồng chí Vũ Thiện Chân và Bùi Vũ Trụ, đại diện báo Thời thế ở Hải Phòng dạy cho. Toàn bộ ca từ như sau:
Cùng nhau đi hồng binh
Đồng tâm ta cùng bước
Đừng cho quân thù thoát
Ta quyết chí hi sinh
Nào anh em nghèo đâu
Liều thân cho đời sướng
Mong thế giới đại đồng
Tiến lên quân Hồng.
Có thể sau khi đi vào quần chúng, một số chữ trong ca từ thay đổi nhưng trên đây là nội dung bài hát theo trí nhớ của Nguyên Hồng.
Cùng nhau đi Hồng binh là ca khúc cách
mạng đầu tiên của nước ta, vì vậy phong trào Mặt trận dân chủ Đông Dương trong những cuộc hội họp, trong lao tù các chiên sĩ cách mạng thường hát bài hát hùng tráng đó và bài hát dần dần lan rộng nửa bí mật nửa công khai, nó đã thuộc về quần chúng
Năm 1939 nhà văn Nguyên Hồng bị bắt đưa lên Căng Bắc Mê, Hà Giang, gặp ông Đinh Nhu, hai người thân nhau ngay vì đều là người Hải Phòng. Tại đây vào những trưa nắng, Nguyên Hồng cặm cụi viết tập Xóm cháy ở dưới vườn. Đinh Nhu thì hì hục làm đèn bằng vở sắt tây hộp sữa bò, làm soong nồi, dao kéo, mài tông đơ, đẽo guốc, đóng hòm đóng tủ, làm đàn làm nhị. Đinh Nhu vốn rất khéo tay, nghe Đinh Nhu chơi đàn tứ, đàn bầu, kéo nhị, thổi tiêu, anh em rất xúc động. Ông thường chơi dân ca và cả những bài hát cách mạng quốc tế.
Nhóm khiêng đá gánh gạch Nguyên Hồng, Đinh Nhu, Tô Dĩ, Phạm Đường, Trần Các cũng là nhóm hát hay nhất căng Bắc Mê. Mỗi khi xuống bờ sông Gâm hay lên đỉnh đồi Bắc Mê họ hát càng cao giọng tưởng như gầm rung cả núi rừng và mọi người không quên hát Cùng nhau đi Hồng binh. Thế nhưng ngay cả lúc đó, Đinh Nhu vẫn không cho một ai biết ca khúc thân thuộc với quần chúng cách mạng ấy là của mình. Chẳng ai nghĩ người nhạc sĩ đã soạn ra bản nhạc hùng tráng đó đang ở bên cạnh họ.
Năm 1946 Nguyên Hồng viết tập truyện ngắn Địa ngục, ông đưa Cùng nhau đi Hồng binh vào tác phẩm của mình. Năm 1961 ông viết Sóng gầm, 1968 viết Cơn bão đã đến, bài hát lại xuất hiện ở những chương thắm thiết, sôi động. Nhung cả đến lúc đó, Nguyên Hồng và đa số chúng ta vẫn chưa biết tác giả Cùng nhau đi Hồng binh là ai? Cho mãi tới sau những năm 70 mọi vệc mới sáng tỏ.
Đinh Nhu là một chiến sĩ cách mạng, một nghệ sĩ khiêm tốn và chỉ biết hy sinh sự nghiệp cho cách mạng.
Theo: Bài hát và tiếng đàn, tiếng tiêu của Đinh Nhu: Hải Phòng những ngày sôi động: Tập hồi ký/Nguyên Hồng.- Hải Phòng:Hội văn học nghệ thuật Hải Phòng,1980.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét