Hoàng Văn Độc (1895 - 1993) : Hoàng
Văn Độc và Hoàng Yên là bí danh của Nguyễn Văn Cấp, sinh năm 1895 trong một gia đình nông dân
nghèo xã Cao Bộ, huyện Kiến Thuỵ, tỉnh Kiến An (nay thuộc xã Đại Hà, huyện Kiến Thuỵ)
Lúc nhỏ đi họ vài năm lớn lên đi làm bếp ở các tàu thuỷ, có khi phải neo ở đất Pháp nhiều ngày. Đó là tuyến đường biển Mác Xây- Hải Phòng Đoong kéc- Hải Phòng...
Độc thường giúp các thuỷ thủ yêu nước đưa sách, báo và tài liệu cho họ. Trong số những sách báo và tài liệu ấy có Việt Nam hồn, Người cùng khổ (Le Paria). Nhiều lần, Độc trực tiếp đưa những tài liệu báo chí về Cảng Hải Phòng. Được tiếp xúc với những báo chí tiến bộ và các thuỷ thủ yêu nước, Hoàng Văn Độc ngày càng giác ngộ thêm ra, căm ghét bọn Pháp cướp nước mình.
Theo yêu cầu của Đảng năm 1928, Hoàng Văn Độc mở cửa hiệu Trần Mỹ Lâu ở phố Cầu Đất, Hải Phòng để làm nơi liên lạc cho cách mạng lúc bấy giờ. Năm 1929, Hoàng Văn Độc được kết nạp vào Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội.
Tháng 3/1930, cửa hiệu Trần Mỹ Lâu bị mật thám khám xét và bắt đi một số người An, Khánh, Ngư và cả gia đình Độc. Mặc dù bị kẻ thù tra tấn dã man, nhưng Độc không hề khai báo, một mực trung thành với Đảng.
Ngày 26/11/1931, đế quốc Pháp mở một phiên toà đặc biệt ở Kiến An để xử hàng trăm tù chính trị, Hoàng Văn Độc bị kết án tù chung thân, phải đầy đi Côn Đảo.
Năm 1936, khi Mặt trận nhân dân Pháp thắng lợi, ở Đông Dương thực dân Pháp bị sức ép đấu tranh của quần chúng, đã phải thả một số tù chính trị. Tháng 9/1936, Hoàng Văn Độc được tha. Trở về đến Hải Phòng, tiếp tục hoạt động cách mạng rồi chuyển ra Uông Bí, đến năm 1937 lại trở về Hải Phòng. Thời gian này Hoàng Độc gặp Bùi Lâm, hai người cùng vận động cả tiểu thương, tiểu chủ lẫn thuỷ thủ đấu tranh chống thuế, đòi tăng lương...
Đến năm 1938, Hoàng Độc bị trục xuất ra khỏi Hải Phòng nên phải về Uông Bí buôn bán với gia đình. Thời gian này cùng Hoàng Cương con trai, Hoàng Chính, Lê Trung Đình, Nhượng, Phúc, Tô Quang Đẩu hoạt động trong đội ngũ công nhân ở Uông Bí
Năm 1939, lại bị trục xuất ra khỏi Uông Bí. Hoàng Độc đã cùng với Nguyễn Văn Phương, Hoàng Cương, Hoàng Chính về xã Hà Phú rồi sang Dưỡng Đông, huyện Thuỷ Nguyên tiếp tục hoạt động. Nhưng đến năm 1940, mất liên lạc với tổ chức Đảng phải về Kiến Thuỵ. Ở đây Hoàng Độc cùng Hồng Vân, Kim (Tái) xây dựng cơ sở cách mạng.
Năm 1941, lại bị sa lưới mật thám và bị đầy đi cảng Bá Vân, Thái Nguyên. Sang năm 1944, sau khi được thả, trở về Hải Phòng gặp Mai Côn và được Mai Côn giao nhiệm vụ tiếp tục xây dựng cơ sở Việt Minh để tiến tới giành chính quyền. Sau khởi nghĩa tháng 8/1945, Hoàng Văn Độc được cử làm Phó chủ tịch UBND cách mạng lâm thời huyện Kiến Thuỵ. Năm 1946, chuyển sang công tác Mặt trận Việt Minh tỉnh Quảng Yên, Phó bí thư tỉnh bộ.
Năm 1953-1954, chuyển làm chánh giám thị trại giam của tỉnh Thái Nguyên.
Các năm 1955- 1956, là cán bộ thường trực UBHC tỉnh Thái Nguyên
Từ cuối năm 1956, về hẳn Hải Phòng, làm cán bộ quản lý chiêu đãi Sở giao tế Hải Phòng, rồi làm cán bộ thường trực trụ sở Đảng bộ Hải Phòng.
Hoàng Văn Độc được giác ngộ cách mạng sớm, làm công tác giao thông liên lạc cho Đảng rất tận tuỵ, không sợ khó khăn gian khổ, đấu tranh kiên cường với đế quốc và không nề hà bất cứ việc gì khi Đảng giao cho.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét