DƯƠNG CHÍNH (1908 - 2003) : Dương Chính tên khai sinh là Phan Dương Chuyên, sinh năm 1908 tại Hải Phòng; Quê gốc ở thôn Thượng Thụy, xã Đức Thượng, huyện Hoài Đức, tỉnh Hà Đông nay là Hà Tây.
Năm 1936, do thắng lợi của phong trào Mặt trận bình dân, đô hộ Pháp phải trả tự do cho chính trị phạm. Phan Dương Chuyên về Uông Bí ít lâu rồi về ở nhà số 88 phố Lacôm (Hoàng Văn Thụ hiện nay) với gia đình bà Phan Thị Chi là chị họ lấy ông Thái Văn Cốc, chủ một hiệu buôn. Tuy phải tha nhưng đô hộ Pháp vẫn quản thúc ông. Đến ngày 1/ 5/ 1939, chúng lại bắt giam Phan Dương Chuyên một tháng lấy cớ cần tìm hiểuuuu những phần tử nguy hiểm cho an ninh nhà nước. Tuy bị mất liên lạc với Đảng, nhưng ông vẫn tìm mọi cách để hoạt động. Đầu năm 1944, Nguyễn Phương Thảo về gặp Phan Dương Chuyên bàn lập tổ chức Việt Minh, chuẩn bị vũ khí, tiền nong, máy móc phục vụ cho việc lập chiến khu theo chỉ thị trực tiếp của Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt). Hai người liên hệ với một số chiến sĩ khác ở Hải Phòng từng bị tù đày như: Trần Doãn Tắc, Nguyễn Ngọc Xuân, Le Phê, Lê Quốc Trọng, Tư Thành, Nguyễn Văn Quí,,,,để phát triển tổ chức. Hai ông dựa vào gia đình ông Thái Văn Cốc ở 88 Lacôm làm cơ quan. Cùng với sư Lương (Hoàng Ngọc Lương) sư Tuệ (Chùa Phương Mỹ) liên hệ với hòa thượng Giác Thuyên (Chùa Bác Mã - Đông Triều)để xây dựng cơ sở cho chiến khu Đông Triều (tức chiến khu Trần Hưng Đạo). Tháng 6/ 1945, chiến khu Đông Triều thành lập do Hải Thanh, Trần Cung, Nguyễn Bình (Phương Thảo) lãnh đạo. Ông được giao đảm nhiệm các chức vụ: Huấn luyện viên chính trị chiến khu; Chính trị viên trung đội, đại đội, rồi Trung đoàn 41 (sau đổi là 42). Trong kháng chiến 9 năm, ông là Trưởng phòng chính trị Chiến khu III, Ủy viên công tố tòa án binh liên khu III. Sau hòa bình, năm 1955, ông chuyển ngành về Bộ kiến trúc, rồi Công ty Kiến trúc của Bộ đặt tại Hải Phòng. Năm 1968 được về nghỉ công tác. Khi về nghỉ ông ở khu tập thể của Công ty đặt ở phường Niệm Nghĩa, quận Lê Chân, luôn được chi bộ cơ sở bầu làm bí thư chi bộ hay tổ trưởng dân phố. Bất luận công việc gì được giao, ông đều hăng hái làm với tinh thần trách nhiệm của người cộng sản. Ông qua đời ngày 1/ 1/ 2003 tại Hải Phòng, để lại tấm gương sáng về tinh thần yêu nước, yêu dân, gắn bó với đồng chí, đồng đội.
Bảo Hoàn (Nguyễn Văn Hoàn) (1910 - : Đồng chí Nguyễn Văn Hoàn sinh năm 1910 tại làng Dư Hàng nay là xã Dư Hàng Kênh, huyện An Hải, Hải Phòng. Sinh ra trong một gia đình tiểu tư sản trí thức. Năm 1921 được gia đình cho đi học tại trường tiểu học Hải An. Năm 1927 -1929, tổ chức Việt Nam Quốc dân Đảng yêu nước ở Hải Phòng có gây dựng cơ sở trong giới học sinh. Đồng chí tham gia vào tổ chức này và hoạt động trong nhóm học sinh.
Dưới sự chỉ đạo của Nguyễn Chí Chử, Bảo Hoàn cùng nhóm Việt Nam Quốc dân Đảng có một số hoạt động tuyên truyền, gây ảnh hưởng cho Việt Nam Quốc dân Đảng trong học sinh các trường Hải An, Bonnal, in và rải truyền đơn vận động một số tiểu thương tiểu chủ ủng hộ hoạt động của đảng này. Sau khi Việt Nam Quốc dân Đảng yêu nước tại Hải Phòng bị tan vỡ, Nguyễn Văn Hoàn được Hoàng Sĩ Yết người cùng làng tuyên truyền giác ngộ và kết nạp vào Đảng cộng sản Việt Nam (10 1930). Sau khi chuyển sang Đảng cộng sản đồng chí sinh hoạt Đảng với chi bộ đường phố Cát Cụt, chủ yếu hoạt động trong khu vực nội thành. Cùng với các đảng viên trong chi bộ, đồng chí đã tích cực tham gia trong công tác tuyên truyền, vận động cách mạng trong công nhân, học sinh. Cuối năm 1931, thì bị địch bắt giam tại nhà tù Hải Phòng, Hoả Lò Hà Nội và cuối cùng đày đi Côn Đảo.
Đầu năm 1937 đồng chí ra khỏi nhà tù đế quốc và về sinh sống tại làng Dư Hàng, được một thời gian thì bắt được liên lạc với Nguyễn Văn Cúc (tức đồng chí Nguyễn Văn Linh). Đồng chí Cúc phân công Nguyễn Văn Hoàn làm việc tại hiệu may Bình Dân (nhà đồng chí Thoảng - phố Cầu Đất) lúc này là cơ sở của Thành uỷ Hải Phòng. Sau đó, đồng chí lại được phân công sang chi nhánh báo Đảng tại đường Cát Dài. Những năm 1937 1939, đồng chí tích cực tham gia tuyên truyền, cổ động bán báo chí công khai của Đảng trong công nhân học sinh.
Cuối năm 1939, thực dân Pháp đàn áp phong trào cách mạng, đóng cửa các tờ báo công khai của Đảng. Chúng bắt giam Nguyễn Văn Hoàn sau đó kết án quản thúc 20 năm tại làng Dư Hàng. Sau một thời gian ở tại làng Bảo Hoàn bỏ trốn vào Nam bộ (quê ông nội). Sau khi cách mạng tháng Tám thành công thì tham gia kháng chiến trong lực lượng cảnh sát xung phong tại Thủ Đức. Đầu năm 1946 thì chuyển sang làm công tác tuyên truyền của đảng bộ Tây Ninh cho đến ngày tập kết ra Bắc (8/1954)
Sau khi tập kết ra Bắc, đồng chí được phân công làm cán bộ tổ chức của trường Đai học nhân dân, sau đó được cử tham gia công tác cải cách ruộng đất. Năm 1960, đồng chí được về công tác tại Hải Phòng, phụ trách cải tạo ngành giao thông, sau đó được chuyển về công tác tại Uỷ ban hành chính thành phố. Tháng 10/1983 đồng chí nghỉ công tác về sinh sống những năm cuối đời tại làng Dư Hàng.
Với nhưng thành tích tham gia hoạt động cách mạng từ sớm, đồng chí đã được tặng bằng có công với nước.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét