Thứ Ba, 28 tháng 6, 2011

Phạm Gia

Phạm Gia   (1898-1977)
Ông sinh tại thôn Đông Phù, xã  Đông  Mỹ , huyện Thanh Trì  , thành phố Hà Nội. Ônglà giáo viên Trường Nam Trực thành phố Nam Định.Năm 1926  ông  tham gia ViệtNam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Ông là   một trong những người ngườitham gia vận động thành lập Đảng cộng sản .  Năm 1930 ông bị bắt,kết án cấm cố  chungthân , bị dầy ra Côn Đảo.
Năm 1936 ông đựợc trả tự do,bị quản thúc tại quênhà.Ông mở trường dậy học,mở xưởng sơn mài,tuyên truyền cách mạng cho thanh niên. Năm1939 ông kết nạp  vào đảng các thanh niên yêu nước   cùng quê như,  Đỗ Mười  sau này làTổng bí thư  Ban chấp hành trung ương Đảng công sản Việt Nam , Nguyễn Thọ Chân   sau này  làủy viên Ban chấp hành trung ương đãng cộng sản Việt Nam.  Phạm Huy Hùng   , sau này là bí thư thành ủy Hảiphòng năm 1942 Năm 1945  ông lãnh đạo cướp kho thóc Nhật cứu đói chomnhân dân tại quê nhà.Trong kháng chiến chống Pháp ông phụ trách kinh tế Liên Khu III. Ônglà Cục trưởng Bộ thương nghjiệp. Ông về nghỉ hưu ,mất tại Hà Nội1977.
(Tư liệu về cụu tù chính trị Phạm Gia do  cựu tù chính trị Nguyễn Thọ Chân cung cấp).

6 nhận xét:

  1. Về nhà giáo Phạm Gia tôi cũng có biết chút về chuyện của ông : Ông về dạy học tại xã Nam lạng tổng Văn lãng phủ Trực ninh tỉnh Nam định ( Nay là thôn Nam lạng,xã Trực tuấn huyện Trực ninh tỉnh Nam định ).Ông bị xử án vào đầu năm 1930 tại Nam định,cùng đợt xử đó có ông Vũ Giáo là người nhà tôi ở xã Nam lạng về tội cắm là cờ Búa liềm vào cuối năm 1929 tại cây gạo Cầu cao đầu làng.

    Trả lờiXóa
  2. Xin cảm ơn anh đã đọc thông tin.

    Trả lờiXóa
  3. Thật tuyệt vời ... thông tin về cụ Phạm Gia cháu đã tìm rất nhiều lần trên google mà ko thấy..bất ngờ tìm được qua bài viết quý báu này...cháu chỉ được xem bộ phim tài liệu " Đồng chí Đỗ Mười (Sinh năm: 1917) " mới biết chút thông tin nhỏ về cụ Phạm Gia...hi vọng chú Quốc sẽ có thêm những thông tin quý báu về cụ...

    và cháu muốn đưa thông tin của cụ lên Bách khoa Wikipedia thì tốt...cám ơn chú rất nhiều..chúc chú mạnh khỏe ...cháu ở Thanh Trì-Hà Nội.

    Trả lờiXóa
  4. Cháu có được chút ít thông tin về cụ :
    Cụ Phạm Gia., vốn là giáo viên và tham gia hoạt động Việt Nam Thanh niên Cách mạng đồng chí hội từ năm 1926. Cụ Phạm Gia vào Đông Dương Cộng sản Đảng năm 1929 và hoạt động chủ yếu ở Nam Định, sau đó bị lộ nên về hoạt động ở quê nhà, xây dựng chi bộ Đảng tại làng Đông Phù.

    Năm 1930, cụ Phạm Gia được cử xuống vùng Quảng Ninh hoạt động với phong trào công nhân và xây dựng cơ sở Đảng. Do cơ sở bị lộ bên cụ Phạm Gia và một số đồng chí bị giặc Pháp bắt ở đây và kết án tù chung thân, đày đi Côn Đảo. Đến năm 1936, dưới sức ép của phong trào Dân chủ Đông Dương, cụ Phạm Gia được thả ra, nhưng bị quản thúc ở quê nhà. Tuy nhiên, cụ vẫn tiếp tục tham gia hoạt động bí mật, gây dựng tổ chức, phong trào ở Thanh Trì và vùng Thường Tín, Hà Đông (nay đều thuộc Hà Nội).

    Con trai cụ là ông Phạm Thạch Tâm sinh 5-5-1920 ( hiện đã 95 tuổi ) , cháu cụ là bac Phạm Thanh Bình .
    - Gia đình đang sống ở khu tập thể Nam Đồng.

    Trả lờiXóa
  5. Trần Xuân Độ (1894 - 1997)
    Đảng Cộng sản Việt Nam rất tự hào có một chiến sĩ cộng sản hoạt động kiên cường sống tới 104 tuổi. Ông là con người xuyên thế kỷ 20, với trên 70 năm tuổi Đảng: Trần Xuân Độ

    Trần Xuân Độ tên thực là Trần Hữu Tộ sinh năm 1894 tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngay từ khi 7 tuổi ông phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cuộc đời lam lũ nghèo khổ, sớm tạm biệt quê hương ra làm thợ ở Hải Phòng. Năm 12 tuổi, ông may mắn gặp được người cai tốt bụng, bảo đảm cho học thợ tiện ở nhà máy Nguyễn Hữu Thu. Trải qua quá trình chăm chỉ học hành, ông trở thành một người thợ giỏi, có tay nghề cao, nhưng tính tình cương trực, không can tâm chịu sự đè nén, bóc lột của bọn chủ và đám cai hách dịch, thường cậy thế chủ bắt nạn công nhân. Vì vậy, ông đã làm hết nhà máy này đến nhà máy khác, thời gian này ông kết bạn được với nhiều người thợ giàu tâm huyết, mong muốn liên kết chống Pháp giải phóng tổ quốc. Trong những năm 1924 1925, ở Hải Phòng có phong trào thanh niên, học sinh, công nhân để tang cụ Phan Chu Trinh và đòi thả cụ Phan Bội Châu.

    Thời kỳ này, ở Hải Phòng phong trào yêu nước một ngày một dâng cao, nhưng có những khuynh hướng khác nhau. Cuộc tranh luận giữ Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) với Trần Xuân Độ về con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ đổi mới, tuy rất gay gắt, nhưng vì là bạn bè đều có chung ý chí và tinh thần yêu nước nên các ông đều không tuyệt giao, mà thoả thuận với nhau sẽ gặp nhau, hiểu nhau sau.

    Chính Hạ Bá Cang đã nhận xét 'Sau nhiều lần tranh cãi rất gay go, anh Độ và tôi đều nhận thấy rằng, mặc dầu lập trường hai bên có khác nhau, song dù theo chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa quốc tế, chúng ta cần phải cùng nhau thống nhất hành động chống bọn cướp nước'.

    Để tránh sự truy lùng của thực dân Pháp, Trần Xuân Độ sang làm công nhân mỏ ở Lào, rồi sang Thái Lan; ở Thái Lan ông gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Từ năm 1926 đến năm 1928 ông trở về nước hoạt động. Năm 1929 ông bị mật thám bắt tra tấn dã man, giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), rồi bị kết án tù chung thân cấm cố, bị phát vãng lên nhà tù Sơn La. Năm 1930 ông bị đày đi Côn Đảo, đến 9/1945, ông cùng 1700 chiến sĩ cách mạng được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đón về đất liền. Trong 15 năm bị tù ở Côn Đảo, lúc nào ông cũng tỏ ra là người chiến sĩ trung kiên bất khuất, ở nhà tù ông đã gặp các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo (Nguyễn Bình) là những đảng viên Quốc dân Đảng đã giác ngộ cách mạng theo lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản.

    Vừa về đến đất liền, Đảng đã phân công Trần Xuân Độ làm Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sau khi Nguyễn Bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh phái vào miền Nam, tổ chức thống nhất lại các lực lựơng vũ trang, Trần Xuân Độ đã hợp tác chặt chẽ với Nguyễn Bình hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn phức tạp.

    Khi Nguyễn Bình làm khu bộ trưởng khu 7, Trần Xuân Độ làm chủ nhiệm chính trị bộ. Cuối năm 1948, ông được Trung ương điều ra Bắc. Sau đó dự họp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) rồi trở về miền Nam, được Xứ uỷ chỉ định làm Thư ký công đoàn miền Tây Nam bộ. Từ tháng 7/1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại ở Việt Nam và các nước Đông Dương, Trần Xuân Độ tập kết ra Bắc. Năm 1955 ông được chính phủ cử làm Đại sứ Việt Nam dân chủ cộng hoà tại nước Cộng hoà nhân dân Triều Tiên. Từ ấy ông chuyển sang hẳn làm công tác ngoại giao cho đến ngày nghỉ hưu.

    Ngày 3 tháng 12 năm 1997 Trần Xuân Độ từ trần thọ 104 tuổi.

    Trả lờiXóa