Chủ Nhật, 5 tháng 6, 2011

Cựu tù Trần Xuân Độ

Cụ Trần Xuân Độ (1905-
Tù Côn Đảo: 1930-1945.
Từ đảng viên Quốc dân Đảng trở thành đảng viên CS tại Côn Đảo.
(Sẽ bổ sung thông tin)






Bài "Nguyễn Thái Học (1902-1930)" của Nhượng Tống, có viết về cụ Trần Xuân Độ (khi còn là đảng viên Quốc dân). Mời xem!

1 nhận xét:

  1. Trần Xuân Độ (1894 - 1997)
    Đảng Cộng sản Việt Nam rất tự hào có một chiến sĩ cộng sản hoạt động kiên cường sống tới 104 tuổi. Ông là con người xuyên thế kỷ 20, với trên 70 năm tuổi Đảng: Trần Xuân Độ

    Trần Xuân Độ tên thực là Trần Hữu Tộ sinh năm 1894 tại xã Bồ Đề, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam. Ngay từ khi 7 tuổi ông phải chịu cảnh mồ côi cả cha lẫn mẹ, sống cuộc đời lam lũ nghèo khổ, sớm tạm biệt quê hương ra làm thợ ở Hải Phòng. Năm 12 tuổi, ông may mắn gặp được người cai tốt bụng, bảo đảm cho học thợ tiện ở nhà máy Nguyễn Hữu Thu. Trải qua quá trình chăm chỉ học hành, ông trở thành một người thợ giỏi, có tay nghề cao, nhưng tính tình cương trực, không can tâm chịu sự đè nén, bóc lột của bọn chủ và đám cai hách dịch, thường cậy thế chủ bắt nạn công nhân. Vì vậy, ông đã làm hết nhà máy này đến nhà máy khác, thời gian này ông kết bạn được với nhiều người thợ giàu tâm huyết, mong muốn liên kết chống Pháp giải phóng tổ quốc. Trong những năm 1924 1925, ở Hải Phòng có phong trào thanh niên, học sinh, công nhân để tang cụ Phan Chu Trinh và đòi thả cụ Phan Bội Châu.

    Thời kỳ này, ở Hải Phòng phong trào yêu nước một ngày một dâng cao, nhưng có những khuynh hướng khác nhau. Cuộc tranh luận giữ Hạ Bá Cang (Hoàng Quốc Việt) với Trần Xuân Độ về con đường cách mạng giải phóng dân tộc trong thời kỳ đổi mới, tuy rất gay gắt, nhưng vì là bạn bè đều có chung ý chí và tinh thần yêu nước nên các ông đều không tuyệt giao, mà thoả thuận với nhau sẽ gặp nhau, hiểu nhau sau.

    Chính Hạ Bá Cang đã nhận xét 'Sau nhiều lần tranh cãi rất gay go, anh Độ và tôi đều nhận thấy rằng, mặc dầu lập trường hai bên có khác nhau, song dù theo chủ nghĩa quốc gia hay chủ nghĩa quốc tế, chúng ta cần phải cùng nhau thống nhất hành động chống bọn cướp nước'.

    Để tránh sự truy lùng của thực dân Pháp, Trần Xuân Độ sang làm công nhân mỏ ở Lào, rồi sang Thái Lan; ở Thái Lan ông gia nhập Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Từ năm 1926 đến năm 1928 ông trở về nước hoạt động. Năm 1929 ông bị mật thám bắt tra tấn dã man, giam ở nhà tù Hoả Lò (Hà Nội), rồi bị kết án tù chung thân cấm cố, bị phát vãng lên nhà tù Sơn La. Năm 1930 ông bị đày đi Côn Đảo, đến 9/1945, ông cùng 1700 chiến sĩ cách mạng được Chính phủ Việt Nam dân chủ cộng hoà đón về đất liền. Trong 15 năm bị tù ở Côn Đảo, lúc nào ông cũng tỏ ra là người chiến sĩ trung kiên bất khuất, ở nhà tù ông đã gặp các ông Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo (Nguyễn Bình) là những đảng viên Quốc dân Đảng đã giác ngộ cách mạng theo lập trường chủ nghĩa quốc tế vô sản.

    Vừa về đến đất liền, Đảng đã phân công Trần Xuân Độ làm Bí thư tỉnh uỷ tỉnh Bà Rịa Vũng Tàu. Sau khi Nguyễn Bình được Chủ tịch Hồ Chí Minh và Bộ Tổng tư lệnh phái vào miền Nam, tổ chức thống nhất lại các lực lựơng vũ trang, Trần Xuân Độ đã hợp tác chặt chẽ với Nguyễn Bình hoàn thành tốt nhiệm vụ trong điều kiện khó khăn phức tạp.

    Khi Nguyễn Bình làm khu bộ trưởng khu 7, Trần Xuân Độ làm chủ nhiệm chính trị bộ. Cuối năm 1948, ông được Trung ương điều ra Bắc. Sau đó dự họp Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ II (1951) rồi trở về miền Nam, được Xứ uỷ chỉ định làm Thư ký công đoàn miền Tây Nam bộ. Từ tháng 7/1954, kháng chiến chống thực dân Pháp thắng lợi, hoà bình lập lại ở Việt Nam và các nước Đông Dương, Trần Xuân Độ tập kết ra Bắc. Năm 1955 ông được chính phủ cử làm Đại sứ Việt Nam dân chủ cộng hoà tại nước Cộng hoà nhân dân Triều Tiên. Từ ấy ông chuyển sang hẳn làm công tác ngoại giao cho đến ngày nghỉ hưu.

    Ngày 3 tháng 12 năm 1997 Trần Xuân Độ từ trần thọ 104 tuổi.

    Trả lờiXóa