Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014

Lương Khánh Thiện, cựu tù Côn Đảo (Trần Kháng Chiến)

Sinh thời cha tôi khi dạy con cái về tình bạn, tình đồng chí  thời hoạt động bí mật gian khổ, vào sống ra chết, cụ thường nhắc đến các đồng chí đã hy sinh như Tống Văn Trân, Ngô Gia Tự, Lương Khánh Thiện...
Ảnh chụp thời gian 13-20/7/1929.
Ảnh chụp thời gian 14-26/7/1930.

Lương Khánh Thiện với số 113195.

Vừa qua chị Lương Thúy Bình - con gái liệt sỹ Lương Kháng Thiện, bạn tù của cha tôi tại Côn Đảo thời gian (1930-1936) - có gửi cho tôi 6 bức ảnh quý của liệt sỹ Lương Khánh Thiện  khi bị bắt  (trong lưu trữ của Sở Mật thám Đông Dương). Sau khi nhận được các bức ảnh này  tôi gửi ngay cho Bảo tàng Côn Đảo.
Cụ Lương Khánh Thiện là người Hà Nam, từng học Trường cao đẳng nghề tại Hải Phòng cùng cụ Hoàng Quốc Việt. Hai người cùng tham gia hoạt động cách mạng, cùng bị bắt, cùng bị đày ra Côn Đảo.
Năm 1936 cụ Thiện cùng cha tôi bị đưa ra Bắc, chịu sự quản thúc của chính quyền Thực dân Pháp và Nam Triều. Sau khi ra tù, cụ Thiện tiếp tục hoạt động, tham gia Xứ ủy Bắc kỳ, từng là Bí thư Hà Nội, Bí thư Xứ ủy. 
Cụ bị Thực dân Pháp bắt 1940, bị kết án tử hình. Cụ Lương Khánh Thiện hy sinh 1941 tại Kiến An.
Chị Lương Thúy Bình cùng học với anh Đỗ Long tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Trong thời gian chị học tại Bắc Kinh được cha tôi quan tâm, dành cho chị sự chăm sóc ân tình. Sau khi tốt nghiệp, chị Bình nhận công tác tại Bộ Công an. Trước khi nghỉ hưu chị là Cục trưởng, hàm đại tá.

Khuất Duy Tiến

Mời đọc!

Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014

Ảnh các cựu tù Côn Đảo

Khi tới thăm Bảo tàng Côn Đảo, tôi ghi được 1 số tư liệu quý.
Ảnh trưng bày ở Bảo tàng.

Tù chính trị 1930-45.

Các vị sau này là lãnh đạo nhà nước.

Cụ Tống Văn Trân, thầy của cha tôi.

Cụ Võ Thúc Đồng.

Cụ Lê Đức Thọ.

Cụ Lê Văn Sỹ.

Cụ Nguyễn Bình.

Cụ Trần Văn Giàu.

Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014

Thăm Côn Đảo

Tại Dinh Chúa đảo.
Trong mấy ngày từ 8/6 đến 10/6/2014, đại gia đình chúng tôi có chuyến viếng thăm Côn Đảo - nơi cụ Trần Tử Bình thụ án 6 năm (1931-36) vì cùng chi bộ Phú Riềng lãnh đạo cuộc bạo động, làm chủ đồn điền trong mấy ngày, vào dịp Tết Nguyên đán 1930.

Kỉ niệm nơi cha chúng tôi đã đến.

Cầu tầu 914 nơi cha chúng tôi "nhập đảo" 1931 và trở về đất liền 1936.

Trò chuyện và tặng sách chị Vân (Ban quản lí Khu di tích).

Tại Bảo tàng Côn Đảo.

Tặng sách chị Hằng, Bảo tàng.

Cùng trao đổi.
Chúng tôi đã tới thăm Khu di tích Nhà tù Côn Đảo: Dinh Chúa đảo, Cầu tầu 914, Banh 1, Chuồng cọp, Trại Phú Bình... và đến gặp và tặng sách "Trần Tử Bình, Từ Phú Riềng đỏ đến mùa Thu Hà Nội..." cho Ban quản lí Khu di tích, Ban giám đốc Bảo tàng Côn Đảo. Chị Vân và chị Hằng đã tiếp chúng tôi.
Sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ cố gắng giúp các bộ phận này kết nối với gia đình các cựu tù Côn Đảo mà chúng tôi quan thân, hy vọng sẽ làm giàu kho tư liệu cho Khu di tích và Bảo tàng.