Hoàng Quốc Viêt tức Hạ Bá Cang (28-5-1905 25-12-1992 ).
Ông sinh tai làng Đáp Cầu,tổng Đỗ Xá, huyện Võ Giàng , .tỉnh Bắc Ninh, nay là phường Đáp Cầu, tp Bắc Ninh, tỉnh Bắc Ninh,trong một gia đình thợ. Tên tuổi ,sự nghiệp của ông gắn liền với trang sử hào hùng của Đảng cộng sản Việt Nam,gắn liền với trang sử giành độc lập,giữ nước,dụng nước của dân tộc Việt Nam. Ông là một trong những công nhân cách mạng đầu tiên của giai cấp công nhân Việt Nam.
Năm 1922 ông cùng Lương Khánh Thiện học Trường công nghệ thực hành Hải Phòng. Tạit Hài Phòng ông tham gia các phong trào đấu tranh của học sinh,thanh niên , thợ thuyền đất cảng. Khi đang học năm thử, ông tham gia bãi khoá , đấu tranh đòi Nhà nước bảo Hộ Pháp,bỏ án tử hình đối với nhà cach mạng Phan Bội Châu, ông bị đuổi học. Ông rời Hài Phòng bước vào cuộc đời công nhân, từng làm thợ nguội tại các mỏ than Phấn Mễ Thái Nghuyên, Mạo Khê Hòn Gai,Nhà máy sửa tàu thuỷ Ca-rong Hải Phòng. Tháng 7-1928 gia nhập đội ngũ Việt Nam thanh niêncách mạng đồng chí hôi. Trong quá trình vận động tuyên truyền cách mạng trong công nhân ông có quan hệ khá mật thiết với Nguyễn Đức Cảnh, Ngô Gai Tự , Ông bị mật thám Pháp theo rõi, bị đuổi việc. Ông được Tổ chức phân công vào Nam Bộ,tham gia vận động tuyên truyền trong công nhân , trực tiếp Vô sản hoá. Ông xin làm thợ máy cho tàu Chantilly ,với mục đích có diều kiên xuất dương sang Pháp, mở rộng quan hệ với giai cấp công nhhân pháp.Năm 1929 ông gia nhập Đông Dương cộng sản Đảng. Năm 1930 ông ra Bắc để dự Hôi nghị thông nhất các tổ chức công sản, ông bị bắt tại Hải Phòng.Mật thám Pháp tra tấn ông bằng nhiều cực hình để khai thác bí mật của tổ chức Đảng ,song chúnmg không khuất phục được ông.Tại hôi nghị hợp nhất các Đảng công sản, ông dù đã bị bắt ,vẩn được Hôi nghị bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng, đó là sự tin cậy của Đảng đối với cá nhân ông . Ông bị toà án thực dân Pháp kết án tù chung thân, đầy ra Côn Đảo cùng một chuyến với các Đảng viên cộng sản như Le Duẩn, Lê Đức Thọ,Lương khánh Thiện, Phạn Văn Đồng... Tại Côn Đảo ông cùng các đồng chí tiến hành xây dựng tổ chức Đảng trong nhà tù ,thực hiện việc “Biến nhà tù đế quốc thành Trường học cách mạng”.
Trong những năm tháng tù đầy ông có nhửng quan hệ thân thiết với các bạn tù như Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê văn lương, Ngô Gia Tự,Lương Khánh Thiện,Trần Tử Bình,Trần Huy Liện, Phạm Văn Đồng , Trần Văn Giầu ,Dương Bạch Mai,Bùi Lâm, Lê Duẩn, Nguyễn Văn Linh ,Trần Xuân Độ ,Nguyễn Văn Phát , Ung Văn Khiêm, Nguyễn Thanh Sơn, Lê Thanh Nghị,Nguyễn Duy Trinh... Những người bạn này sau khi ra tù , tiếp tục tham gia đấu tranh cách mạng lại gặp nhau,cùng nhau đưa cách mạng Viêt Nam đến ngày toàn thắng.
Năm 1936 ông được trả tự do, ông về Hà Nội bắt liên lạc với tồ chúc,tham gia hoạt động đấu tranh đòi các quyền tự do,dân chù trong thời kỳ Mặt trận dân chủ. Ông cùng Lương Khánh Thiện,Trường Chinh tiến hành phát triển hệ thống tổ chức của Đảng ,cơ sở cách mạng tại Bắc Bộ. Năm 1937 ông được giao nhiệm vụ bí thứ Xứ ủy Bắc kỳ. Năm 1941 ông tham dự Hội nghị ban chấp hành trung ương Đảng do lãnh tụ Hồ Chí Minh chủ trì tại Cao Bằng. Hộp nghị quyết định thành lập Thường vụ Ban chấp hành trung ương do Tổng bí thư Trường Chinh đứng đầu,hai ủy viên là Hoàng Văn Thụ ,Hoàng Quốc Việt .Từ 1941 đến 8-1945 Ông cùng Thường vụ trung ương đã lãnh đạo cuộc cách mạng Việt Nam vượt qua muôn vàn khó khăn giành thắng lợi trong Tổng khởi nghĩa giành chính quyền vào tháng 8-1945. Theo cựu tù chính trị Nguyển Thọ Chân cho biết , ông Hoàng Quốc Việt trên cương vị Thường vụ trung ương hoạt động rât rông ,bao gồm toàn bộ cách tỉnh Bắc Bộ. Ông là người tổ chức cuộc họp Xứ ủy với bí thư Hà Đông Nguyễn Thọ Chân, Bí thư Hà Nam Trần Tử Bình vào 1941,là người giao nhiệm vụ Bì thư thành ủy Hà Nôi cho Nguyễn Thọ Chân vào 1942, Mật thám Pháp rất vất vả truy theo dấu vết của ông, song do ông được nhân dân bảo vệ rất chu đáo nên ông an toàn đến ngày cách mạng thành công.
Sau cách mạng tháng 8-1945 ông được cử vào Nam Bộ công tác,cùng Xứ ủy Nam Bộ tiến hành củng cố chính quyền cách mạng các cấp, xây dựng lực lượng vũ trang cách mạng,chuẩn bị cho cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp . Trong kháng chiến chống Pháp ông phụ trách công tác Mặt Trận.Tại Đại hội Đảng II (1951) , Đại hội Đảng III (1960) , Đại Hội đảng IV (1976) ông được bầu vào Ban chấp hành trung ương, Ông tham gia Bộ Chính trị khoà II , Từ 1960 ông kinh qua các nhiệm vụ quan trọng như Chủ tịch Tổng Công đoàn Việt Nam ,Chù tịch Mặt trận tổ quốc Việt Nam ,Viện trưởng Viện kiểm sát tối cao. Ông là Đại biểu Quốc Hội các khoá V,VI,VII,VIII. Ông mất tại Hà Nội vào ngày 25-12-1992, được an táng tại nghĩa trang Mai Dịch Hà Nội.
Do các đóng góp của ông cho cách mạng Việt nam,Nhà nước tặng thưởng ông Huân chương sao vàng .
Tại Hà Nội một đường phố lớn mang tên Hoàng Quốc Việt chạy từ ChợBưởi đến đường Phạm Văn Đồng ,Tại thành phố Bắc Ninh ,quê hương ông Tỉnh Bắc Ninh đã xây dựng công viên Hoàng Quốc Việt,tại công viên có bức tượng rất lớn của ông .
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét