Trong cuốn sách Việt Nam các nhân vật lịch sử-văn hoá do NXB Văn hóa thông tin xuất bản 2008 ,có tên các giáo sư đỏ trong nhà tù Côn Đảo, họ là những người từng theo học tại Trường đại học Phương Đông Liên Xô .
Chúng tôi xin giới thiệu 3 người trong số đó:
|
Dương Bách Mai |
1 -Dương Bạch Mai (1905-1964) : Quê ở Bà Rịa. Thuở nhỏ học tại Sài Gòn, sau sang Pháp học. Tham gia Đảng công sản Pháp, 1927 được cử sang Liên Xô học tại Đại học Phương Đông Matxcova.
Năm 1932 về nước , tham gia hoạt động báo chí tại Sài gòn. 1936 thamgia đấu tranh đòi dân chủ, trúng cử vào Hội đồng quản hạt thành phố Sài Gòn. 1939 bị Thực dân Pháp bắt, đầy ra Côn Đảo. Tại Côn Đảo ông tíchcực tham gia giảng dậy lý luận cách mạng,chủ nghĩa Mác-Lê Nin cho tù nhân. 1943bị đưa về Biên Hòa quản thúc. Ông tham gia lãnh đạo Tổng khởi nghĩa cướp chíngquyền tại Sài Gòn 25-8-1945. Ông phụ trách công tác an ninh của Ùy ban nhân dânlâm thời Nam Bộ. Đầu 1946 ông đươc bầu làm đại biểu Quốc hội khoá I., Ôngblàthành viên của Đoàn đại biểu Chính phủ Việt N dự Hôi nghị trù bị Việt-Pháp tại ĐàLạt.1954 ông tập kết ra Bắc ,công tác tại Quốc Hội. Ông mất tại Hà Nội1954.
|
Bùi Công Trừng |
2 - Bùi Công Trừng (1901-1977) sinh tại Xã Phú Mỹ, huyện Hương Trà , tỉnh Thừa Thiên. Măm 1916 ôngvào Sài Gòn lập thân,tham gia viết báo,dạy học,tham gia đấu tra đòi trả tư docho trí sỹ Nguyễn An Ninh.1926 tham dự Hội nghị quốc tế các nhà báo tại Pháp,tại đây ông viết giác thư gửi Đại hôi phản đế đồng minh ở Bruxelles, chính phủ Phápđòi độc lập cho Việt Nam.1927 ông được giới thiệu sang Liên Xô học tại Trường đạihọc Phương Đông Matxcova.1930 ông về hoạt động trong tuyên truyền của Trung ươngĐảng, vận động thành lập Tổng công hội Đông Dương, Đoàn thanhniên công sản tại sài Gòn. Cuối 1930 ông bị thực dân Pháp bắt đầy ra Côn Đảo đến1936 .Tại Côn Đảo ông tích cực tham gia giảng dậy lý luân Mác-Lê cho tú chínhtrị. Ra tù ông về Huế ,tham gia hoạt đông báo chí công khai.Năm 1940 ông bị bắtđưa đi an trí tại Công Tum. Đầu 1945 ông vượt ngục , tham gia Xứủy Namkỳ ,lãnh đạo khởi nghĩa cướp chính quyền ở Nam Bộ. 1946 ông được Đảng điều độngra Trung ương , giao nhiều trọng trách trong ngành kinh tế, tài chính ,quản lýkhoa học kỹ thuật. Tại Đại hội Đảng lần thứ III (1960) ông được bầu vào Banchấp hành trung ương Đảng công sản Việt Nam. Ông mất tại Hà Nội 1977.
|
Bùi Lâm |
3- Bùi Lâm (1905-1974) sinh tại Xã Gia Hoà, huyện Vụ Bản ,tỉnh Nam Định. Năm 16 tuổi xuống tầu thuỷ làm thủy thủ cho cácHãng tàu buôn Pháp, ông qua nhiều nước Âu,Mỹ,Phi…Năm 1922 ông gặp Nguyễn Ái Quốctại Pari,nhận nhiệm vụ chuyển tài liệu về Việt Nam qua đường biển.1925 gia nhậpĐảng cộng sản Pháp , được cử sang Liên Xô học tại Trừơng đại học Phương đông Mátxcova.1929về hoạt động tại Sài Gòn trong tổ chức của An Nam cộng sản Đảng, phụtrách Côngđoàn.1930 tham gia Xứ ủy Nam Kỳ.12-1931 bị Thực dân Pháp bắt ,kết án 5 nam khổsai, đầy ra Côn Đảo đến 1936 . Ông tích cực tham gia giảng dậy lýluận chủ nghĩa Mác-LêNin cho các đồng chí trong nhà tù Côn Đảo. 1936 ông về HảiPhòng hoạt động.1939 ông bị bắt, đưa qua nhiều nhà tù.Thánhg 3-1945 ôngvượt ngục , tham gia giành,bảo vệ chính quyền nhân dân.Trong kháng chiến chốngPháp ông phụ trách công tác Toà án. Sau 1954 ông là Phó viện trưởng Viện kiểm sáttrung ương, đại sú Việt nam tại CHDC Đức,Bulgaria. Đại biểu Quốchội khoá II. Ông mất 1974 tại Hà Nội. Được Nhà Nước truy tặng huân chương Hồ Chí Minh.
4. Cựu tù Trần Huy Liệu:
|
Trần Huy Liệu (ảnh khi bị bắt) |
|
Trân Huy Liệu những năm 1960. |