Thứ Năm, 14 tháng 7, 2011

Trần Tử Bình

Trần Tử Bình (1907-1967)
Trn T Bình  tc Phm Văn Phu    (5-5-1907 -11-2-1967 )  sinh ti thon Đồng Chuối, xã Tiêu Động, huyện Bình Lục, tỉnh Hà Nam trong một gia đình nông dân nghèo theo thiên chúa giáo. Thủa nhỏ, có thời gian đi ở cho Nhà thờ, do sáng dạ nên  sớm biết đọc biết viết. Năm 1925 được Nhà Xứ giới thiệu vào học tại Chủng viện Hoàng Nguyên thuộc giáo phận Hà Đông. Tại Chủng viện , ông được truyền tay ,đọc nhiều sách báo tiến bộ của Đông Kinh nghĩa thục, cách mạng Tân Hợi ...Tư tưởng yêu nước lớn dần trong nhận thức của giáo sinh Phạm Văn Phu. Năm 1926 ông  tích cực tham gia vận động để tang cụ Phan Chu Trinh, bị đuổi học. Ông được Tống Văn Trân giác ngộ cương lĩnh đấu tranh của Việt Nam Thanh niên cách mạng đồng chí hội.


Năm 1927 ông quyết định vào Nam Bộ tham gia “Vô sản hoá”, làm công nhân tại đồn điền cao su Phú Riềng nằm trên đất Biên Hoà thuộc công ty Micheline (nay thuộc Bình Phước).Tại đồn điền Phú Riềng ông trờ thành hạt nhân đoàn kết của anh,chị em công nhân trong giai đoạn đấu tranh tự phát.
Gặp lại Bác Tôn, bạn tù Côn Đảo, tại Đại hội
Đảng 2 (1951) ở Chiêm Hóa, Tuyên Quang.
       Ngô Gia Tự rất chú ý đến phong trào công nhân tại Phú Riềng, ông  cùng các đồng chí  trong Kỳ bộ Nam Kỳ  của Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội   tiến hành vận động công nhân Phú Riềng, người bắt mối đầu tiên là công nhân Phạm Văn Phu. Năm 1928 theo chỉ thị của Ngô Gia Tự  tại đồn điền cao su Phú Riềng chi bộ Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội  được thành lập , Phạm Văn Phu được đứng trong tổ chức cách mạng này.Trong các năm 1928,1929 tại  đồn điền cao su Phú Riềng  Tổ chức Thanh Niên đã thành lập Công hội, các tổ chức quần chúng nhằm đoàn kết công nhân trong những cuộc đấu tranh với giới chủ. Ngày 28-10-1929 theo chỉ thị của Bí thư Xứ ủy Nam kỳ lâm thời Đông dương cộng sản đảng Ngô Gia Tự trên cơ sở Chi bộ Tổ chức Thanh Niên  , tại đồng điền cao su Phú Riềng thành lập chi bộ Đông Dương cộng sản Đảng, gồn 6 đồng chí,trong đó có Phạm Văn Phu. Ngày 28-10 trở thành ngày truyền thống của Ngành cao su Việt Nam.

          Cuối 1929 Phạm Văn Phu nhận nhiệm vụ Bí thư chi bộ .  Sau gần 3 năm xây dựng phong trào, lực lượng công nhân  thống nhất đước sự lãnh đạo của Chi bộ Đảng  cộng sản . Ngày 3-2-1930 dưới sự lãnh đạo của chi bộ Đảng ,5000 công nhân đồn điền nhất loạt đình công, đứng dậy đấu tranh đòi giới chủ thực hiện các thoả thuận theo hợp đồng lao động.  Trước khí thế của lưc lượng công nhân, giới chủ sợ hãi bỏ nhiệm sở ,chạy về Sài Gòn .Công nhân   đã làm chủ đồn điền trong vài ngày. Đây là một trong những phong trào đấu tranh  có quy mô lớn  đầu tiên của  giai cấp công nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đãng cộng sản. Sự kiện oanh liệt này làm nên một “Phú Riềng đỏ” trong lịch sử đấu tranh cách mạnh của giai cấp công nhân Việt Nam.

        Thực dân Pháp tiến hành đàn áp cuộc đấu tranh, đồng chí Phạm Văn Phu cùng nhiều đảng viên,quần chúng tích cực bị bắt,  ông bị  kết án   10 năm khổ sai. Ông bị đầy ra Côn Đào vào cuối 1930. Tại Ô Cấp (Vũng Tầu) trên chuyến tầu thủy đưa tù chính trị ra Côn Đảo , đồng chí Phạm Văn Phu vui mừng gặp lại người giác ngộ mình, người thầy cách mạng đầu tiên    Đảng viên Đảng cộng sản  Tống Văn Trân.

        Ngô Gia Tự  bị  mật thám Pháp  bắt vào 5-1930. Bị Toà án thực dân Pháp kết  án  một án tử hình, ba án khổ sai chung thân bị đưa   ra   giam tại Côn Đảo  vào 5-1933. Phạm Văn Phu   vui mừng gặp lại  Ngô Gia Tự, người chỉ đạo phong trào công nhân Phú Riềng từ 1928,  họ cùng nhau  phân tích, rút kinh nghiệm  cuộc đấu tranh vừa  qua , như một bài học thực tiễn cach mạng ,chuẩn bị cho chặng đường đấu tranh cách mạng tiếp theo.

         Tại Côn Đảo trong những năm tháng bị tù đày, Phạm Văn Phu có mối quan hệ con người gắn bó với các đảng viên cộng sản như Tôn Đức Thắng, Ngô Gia Tự, Tống Văn Trân ,  Nguyễn Mạnh Hồng, Trần Xuân Độ, Bùi lâm, Trần Văn Mãng ,Nguyễn Văn Thiệt, Phạm Hùng, Hoàng Quốc Việt, Lê Đức Thọ, Phạm Văn Đồng, Búi Công Trừng, Dương Bạch Mai, Trần Văn Giầu, Trần Huy Liệu , Lê Văn Lương , Nguyễn Duy Trinh, Lê Thanh Nghị ,Hà Huy Giáp,Lương Khánh Thiện...     Trong thời gian bị cầm tù cùng với các tù chính trị cộng sản, Phạm Văn Phu tích cực tham gia xây dựng, hoạt động của tố chức Đảng trong Nhà tù , tích cực tham gia  việc “Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”. Bản thân Phạm Văn Phu qua các bài giảng  triết học, chính trị kinh tế học do các đảng viên cộng sản từng học qua trường Đại học Phương Đông Matxcova  như Bùi Công trừng,Bùi Lâm, Dương Bạch Mai lên lớp , qua các giờ lên lớp về văn hóa  do Phạm Văn Dồng,Hà Huy Giáp, Trần Huy Liệu, Ngô Gia Tự... lên lớp , qua nỗ lực bản thân trong  học tập đã trang bị cho mình một khối lượng rất lớn  lý luận cách mạng ,tri thức  văn hoá quý báu,chuẩn bị cho chặng đường đấu tranh cách mạng tiếp theo .

     Năm 1935 Mặt trận bình dân  giành thắng lợi trong bầu cử  tại Pháp, điều đó ảnh hưởng đến chính sách cai trị của  chính quyền  thuộc địa tại Đông Dương. Chính quyền thực dân buộc phải ân xá một số tù chính trị. Một số tù  chính trị Côn Đảo được trả trự do  vào 1935 như  Phạm Văn Phu  , Hoàng Quốc Việt , Lương Khánh Thiện ....Khi về đến Bắc  Bộ họ đã liên hệ với nhau, bắt được liên lạc với Tổ chức Đảng,  họ cùng nhau bước vào cuộc đấu tranh cách mạng trong thời kỳ Mặt trận dân chủ 1936-1939. Phạm Văn Phu hoạt động tại Huyện Bình Lục , xây dựng chi bộ Đảng, xây dựng Huyện ủy , là bí thư huyện ủy. Tham gia Tỉnh ủy Hà Nam ,là Bí thư tỉnh ủy.

       Năm 1940 nổ ra Khởi nghĩa Bắc Sơn, Nam Kỳ  khi Thực dân Pháp  tiến hành khủng bố trên quy mô lớn, ông bị bắt ,giam tại nhà tù Nam Định , do không đủ chứng cứ nên được trả tư do.

         Năm 1941 ông tham gia Xứ Ủy Bắc Kỳ, nhân nhiệm vụ  bí thư Liên khu D (Phú Thọ,Vĩnh Yên ,Tuyên Quang) , sau đó Bí thư Liên Khu C ( Hà Nam,Nam Định, Thái Bình , Ninh Bình). Ông bỏ nhiều công sức xây dựng được hệ thống cơ sở cách mạng , kết nạp được nhiều Đảng viên  mới tại hai địa bàn  này.
         Tháng 12-1943 bị   Thực dân Pháp bắt ,bị kết án 20 năm  khổ sai,  giam tại Nhà tù Hoả Lò  Hà Nội. Trong tù ông gặp những đảng viên cộng sản như Trần Đăng Ninh, Nguyễn Lam, Nguyễn Cơ Thạch, Lê Tất Đắc, Lê Trọng Nghĩa, Nguyển Tuân, Lê Quốc Thân,Nguyễn Thanh Bình ,Phan Vân, Trần Văn Cử,Nguyễn Huy Hoà, Đỗ Mười... Với những kinh nghiệm đã trải qua tại Côn Đảo , ông cùng các đồng chí luôn tích cực  thực hiện chủ trương  không bỏ phí thời gian trong tù, “Biến nhà tù đế quốc thành trường học cách mạng”, ông tích cực tham gia xây dựng tổ chức tự quản của tù chính trị , được tín nhiệm là trưởng ban sinh hoạt  . Trước khi bị bắt ông  tham gia Xứ  ủy , ông tham gia phổ biến nghị quyết Thường vụ Trung ương Đảng về nhiệm vụ chuẩn bị giành chính quyền  bằng con đường bạo lưc  cách mạng khi thời cơ đến  ,  ông cùng các xứ ủy viên như Trần Đăng Ninh , Lê Tất Đắc tổ chức huấn luyện quân sự,công tác tuyên truyên cho tù chính trị.. Cũng như toàn thể tù chính trị ông khát khao tự do , luôn suy nghĩ đến việc  vượt ngục khi có thời cơ . 

Thời cơ quý báu đó đã đến. Tối 9-3-1945 Nhật đảo chính Pháp, chiếm toàn cõi Đông Dương. Sau đảo chính Quân Nhật lúng túng trong việc quản lý Nhà tù.  Tranh thủ thời cơ , ông tham gia lãnh đạo  tổ chức  thành công cuôc vượt ngục lịch sử của hơn 100 tù chính trị Nhà tù Hỏa Lò  vào các tối 11-3 bằng con đường vượt tường  ,  tối 12-3 bằng con đường chui qua  hệ thống cống ngầm của nhà tù thoát ra ngoài.Cùng vượt ngục vào tối 12-3-1945 với ông có tù chính trị Đỗ Muời ,sau này là Tổng bí thư Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.  Toàn thể tù chính tri  vượt ngục  nhanh chóng   bắt được liên lạc với Đảng, kịp thời bồ xung cho lực lượng lãnh đạo tại các địa phương chuẩn bị Tổng khởi nghĩa vào 8-1945.
          Sau khi vượt ngục , ông bắt được liên lạc với Xứ ủy. Được phân công tham gia Thường vụ Xứ ủy, phụ trách xây dựng chiến khu  Quang Trung ( gồm các tỉnh Hoà Bình,NinhBình ,Thanh  Hoá. Tháng 7-1945  về cơ quan Thường vụ Xứ ủy , phụ trách các tỉnh Bắc Bộ.  Ông cùng  Úy viên  thường vụ Xứ ủt Nguyễn Khang  lãnh đạo  Tổng khởi nghĩa  cướp chính quyền tại Hà Nội , các tỉnh Bắc Bộ vào sáng 19-8-1945.  Ngay tối 19 -8-1945  tại Bắc Bộ phủ ,  dưới sự lãnh đạo của hai ủy viên Thường vụ Xứ Ủy ,Chính quyền cách mạng lâm thời Bắc Bộ do ông Nguyễn Khang làm chủ tịch được thành lập.
          Tháng 9-1945 ông Trần tử Bình nhận nhiệm vụ phụ trách Trường Quân chính Việt nam, đào tạo cán bộ quân sự cho quân đội của Nước Việt Nam vừa giành được độc lập. Từ tháng 9-1945 đến tháng 3-1959  ông phục vụ trong Quân Đội , từng là Phó bí thư Quân ủy,Chính ủy Trường lục quân Việt Nam ,Tổng thanh tra quân đội ,phó Tông thanh tra chính phủ. Tháng 2-1948   sau chiến thắng chiến dịch bào vệ chiến khu Việt Bắc ông là một trong những cán bộ quân đội đầu  tiên được phong quân hàm thiếu tướng. Ông là đại biểu  Đảng bộ Quân đội dư  các  Đại hôi Đảng II  diển ra tại Tuyên Quang vào 2-1951,  Đại hội Đảng III  họp tại Hà Nội vào 9-1960.
     Tại đại hôi  Đảng  III ông được tín nhiệm bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng lao đông Việt Nam. Tháng 3-1959 ông nhận nhiệm vụ làm Đại sứ đặc mệng toàn quyền Việt nam tại Trung Quốc,Mông Cổ. Ông là đại biểu Quôc hội tỉnh Hà Nam khoá II,III.

      Ông mất tại Hà Nội vào ngày 12-2-1967  ( ngày 3 Tết) , thọ 60 tuổi.

      Là một đảng viên Đảng cộng sàn Việt Nam thời dựng Đảng, ông công hiến toàn bộ sức lực , trí tuệ của mình cho công cuộc đấu tranh cách mạng của Đảng. Do những đóng góp của ông cho sự nghiệp giải phóng,bảo vệ, xây dựng tổ quốc, Nhà nước  truy tặng ông Huân chương  Độc lập hạng nhất (1967), Huân chương Hồ Chí Minh (2001),Huân chương sao vàng (2007).

        Tại Hà Nội, Tp Hồ Chí Minh, thành phố Phủ Lý,Thị  xã Thủ Dầu Một có các con đường mang   tên Trần Tử Bình .

(Tư liệu do hai ông Trần Kháng Chiến, đt 0989510403  e- mail  hachientran@gmail.com,
 Trần Kiến Quốc   đt 0903830939   e-mail kienquoc.tr@gmail.com  , các con trai cựu tù chính trị Côn Đảo Trần Tử Bình cung cấp).

Không có nhận xét nào:

Đăng nhận xét