Thứ Tư, 21 tháng 12, 2011

Cựu tù Khuất Duy Tiến (KC)

Khuất Duy Tiến sinh 1909 tại thôn Thuần Mỹ, xả Thạch Mỹ Lộc, huyện Tùng Thiện (nay là huyện Phúc Thọ Hà Nội). Ông mất 11/2/1984 tại Hà Nội.
Sau khi học xong tiểu học tại quê, ông thi đỗ vàoTrường Bưởi Hà Nôi. Năm 1926, đang học năm thứ ba ông bị đuổi học vì  tích cực tham gia phong trào để tang cụ Phan Chu  Trinh, đòi thực dân Pháp thả cụ Phan Bội Châu. Năm 1927 ông thi đỗ vào Trường cao đẳng Thương mại Hà Nội. Cùng năm ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí Hội. Năm 1929 ông bỏ học tham gia “vô sản hoá” tại Nam Định. Năm 1930 ông tham gia Đảng cộng sản, làm bí thư tỉnh ủy Nam Định, phụ trách Thái Bình, tham gia Thường vụ xứ ủy Bắc Kỳ.
Năm 1931, ông bị Thực dân Pháp bắt tại Hải Phòng, kết án chung thân, đày ra Côn Đảo.
Năm 1936 ra tù, ông tham gia làm báo Le Travail (Lao động). Năm 1838 Đảng cử ông tham gia tranh cử vào Hội đồng Thương mại Bắc Kỳ, ông trúng cử với số phiếu cao. Thực dân Pháp huỷ bỏ kết quả bầu cử vì biết ông là cộng sản, đưa ông về quê quản thúc.
Năm 1939 ông bị bắt lần thứ hai, bị giam tại trại Bắc Mê. Tháng 3/1945, ông vượt ngục trở về hoạt động tại Hà Nôi.
Sau Cách mạng Tháng 8-1945, ông là phó bí thư Thành ủy, Phó chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là chánh văn phòng Bộ Nội vụ, Khu ủy viên Liên khu IV.
Sau kháng chiến, ông về Hà Nôi tiếp tục công tác  trên cương vị  Phó bí thư Thành ủy, Phó chủ thịch Ủy ban nhân dân Thành phố Hà Nội.
Do sức khoẻ yếu, năm 1957 ông nghỉ hưu. Ông mất tại Hà Nội vào ngày 11/2/1984, thọ 75 tuổi. 
Ông là anh ruột bà Khuất Thị Bảy,  cán bộ lão thành cách mạng, vợ của  cựu tù chính trị Côn Đảo, nguyên Ủy viên Bộ Chính trị  Hoàng Quốc Việt.
Tại Hà Nôi có đường phố mang tên Khuất Duy Tiến.
(Nguồn “Việt Nam - các nhân vật lịch sử-văn hoá” - Nxb Văn hoá- thông tin, 2008.

Chủ Nhật, 11 tháng 12, 2011

Thông tin chi tiết (KC)

Tháng 11 trên blog tucondao3045    chúng tôi có bổ sung một số ảnh chụp tại Nghĩa trang Mai Dịch tp Hà Nội. Trong đó có ảnh phần mộ, ảnh chân dung trên bia mộ của các cựu tù chính trị Côn Đảo:
 - Võ Thúc Đồng,           đã có trong danh sách của blog tháng 6-2011
 - Nguyễn Hữu Mai        đã có trong danh sách của blog tháng 6-2011.
 - Nguyễn Văn Tạo,        đãcó trong danh sách của blog tháng 7-2011
 - Trần Đức Thịnh           đã có trong danh sách của blog tháng 7-2011
- Nguyễn Quang Việttức Nguyễn Ngọ   đã có trong danhsách của blog trong tháng 8-2011.
 
Hai cựu tù chính trị tù Côn Đảo  lầu đầu đưa vào danh sách  blogtucondao3045 là:
- Nguyễn Xuân Trứ (1899-1941) sinh tại Hà Tĩnh, nguyên Xứ ủy viên Xứ ủy Trung Kỳ, Liệt sỹ hy  sinh tai Côn Đảo 1941.  Được  Nhà Nước truy tặng Huân chương Độc Lập hạng nhất.
- Hoàng Văn Lợi  (1911-1981): Được giải phóng khỏi nhà tù Côn Đảo 9-1945. Trong kháng chiến chống Pháp tham gia công tác tại miền Nam. Sau kháng chiến chuyển sang công tác  tại Bộ Ngoại giao. Nguyên thứ trưởng Bộ Ngoại giao. Được Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Hố Chí Minh.

Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Cựu tù Côn Đảo Nguyễn Đức Chính (Kiều Mai Sơn, 0983905185)

Giáo sư­ – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Chính

Giáo sư­ – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Chính sinh năm 1908 trong một gia đình nghèo, cha  là một viên chức nhỏ, lương ít, lại mất sớm. Đi học dù rất vất vả, nhưng Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính th­ường đứng đầu lớp.
Học hết tiểu học Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính thi vào Sư phạm. “Thứ nhất, đi Sư phạm mới có học bổng để theo học; thứ hai, vì tôi nghĩ rằng làm nghề thầy giáo còn hơn nhiều nghề khác trong hoàn cảnh nước nhà bị nô lệ, càng quyền cao chức trọng càng nặng ách tay sai”.


Thứ Bảy, 12 tháng 11, 2011

Vài hình ảnh các cựu tù mới chụp đuợc (Kháng Chiến)

Khi đến thăm Nghĩa trang Mai Dịch, HN, tôi đã chụp đuợc ảnh của 1 số bạn tù chính trị Côn Đảo 1930-45. Xin trân trọng giới thiệu!






Thứ Bảy, 5 tháng 11, 2011

Cựu tù Trần Diệp (Kháng Chiền)

Ngày 4-11-2011.Hôm nay, chúng tôi đến thăm cựu tù chính trị Côn Đảo- cụ Trần Diệp tại nhà riêng  (Nhà 35 ngõ 371 La Thành, Quân Đống Đa, Hà Nội). Gặp cả nhà văn Lê Minh vợ cụ Trần Diệp.
Chúng tôi thông báo với cụ về việc xây dựng  Blog tucondao3045.
Là người gắn bó  với  cụ Nguyễn Thọ Chân tại Côn Đảo từ 1943 đến tháng 9-1945, cụ có hỏi chúng tôi về sức khỏe cụ Nguyễn Thọ Chân trong tp HCM-
 
 

Thứ Ba, 18 tháng 10, 2011

Cựu tù Phạm Thái Bường

Theo cụ Nguyễn Thọ Chân, cụ Bường từng nằm ở Côn Đảo.
Chủ nhật trước, nhân họp mặt k4 Nguyễn Văn Trỗi, chúng tôi gặp anh Phạm Thái Bình, con cụ và đã có cuộc hẹn xin tư liệu của cụ.
Hiện anh Bình sống tại TpHCM, điện thoại: 08-38458091.

Thứ Năm, 13 tháng 10, 2011

Cựu tù Võ Văn Sỹ

Theo cựu tù chính trị Côn Đảo Nguyễn Thọ Chân (năm nay vừa 91 tuổi, ngụ tại 85 Cao Thắng, Q3, TpHCM): phải bổ sung vào danh sách cựu tù Con Đảo 30-45 ông Võ Văn Sỹ, sau này đổi là Lê Văn Sỹ (có tên đường tại TpHCM).Ông Sỹ hy sinh sau 1945.
Chúng tôi đang sưu tầm tư liệu về ông.
Hiện con trai ông là Võ Minh, đang sống tại TpHCM. (ĐT: 0903700400).

Các cựu tù Côn Đảo là dân Cà Mau (ST: Hà Chí Thành)

Xin gửi thông tin về các cựu tù:
LÂM THÀNH MẬU (1898 - 1942)
PHẠM HỒNG THÁM (1902 - 1978)
TRẦN VĂN THỜI (1902 - 1942)
PHAN NGỌC HIỂN (1910 - 1941)
trên trang Web: 
http://www.baoanhdatmui.vn/vcms/html/news_detail.php?nid=146

Thứ Ba, 11 tháng 10, 2011

Tư liệu về chuyến vượt ngục Côn Đảo thành công vào 1-1935 (TKC)

Bà Lâm Thị Tưởng, con gái LS  Lâm Văn Thảnh,  có trao cho chúng tôi cuốn  “Lịch sử Đảng  Bộ Tp Cà Mau 1930-1975" Tập I (sơ khoảo) do Thành ủy   Cà Mau biên soạn, Nhà xuất bản Mũi Cà Mau  phát hành năm 2000.
Tại trang 35  có đoạn:   “ Tháng 1 năm 1935 trong chuyến bè vượt ngục từ Côn Đảo tấp vào bờ  Vĩnh Châu an toàn, có các đồng chí Tống Văn Trân, Tạ Uyên, Phạm Hồng Thám, Nguyễn Hữu Tiến, Nguyễn Văn Trọng, Nguyễn Văn Ngự (tức Cộng)... Đây là chuyến vượt ngục do Đảng ủy nhà tù tổ chức, nhằm đưa cán bộ về đất liền để khôi phục lại phong trào và là cơ sở tổ chức các cuộc vượt ngục tiếp theo.
Khi đến đất liền, các đồng chí đến thị trấn Cá Mau, được cơ sở và quần chúng nuôi nấng, bảo vệ để lấy sức, sau đó phân công nhau đi xây dựng cơ sở và tổ chức quần chúng, nhất là ở khu vực bờ biển, sẵn sàng bảo vệ các bè vượt ngục khi vào tấp bờ. 
Các  đồng chí Nguyễn Văn Trọng đến Tân Phú - Thới Bình, Nguyễn Văn Ngự đến Tân Hưng Tây, Phạm Hồng Thám đến Nam Căn hoạt động”.
Đây là những tư liệu quý, vốn rất ít ỏi về cuộc vươt ngục này.
Trong đó có thêm hai cựu tù Côn Đảo Phạm Hồng Thám, Nguyễn Văn Ngự (tức Cộng) tham gia cuộc vượt ngục thành công này, được nêu trong cuốn sách kể trên.    
Xin bổ sung tên hai cựu tù Côn Đảo: Phạm Hồng Thám, Nguyễn Văn Ngự  (tức Cộng)  vào blog "Tù chính trị Côn Đảo 30-45".

15 LS người Cà Mau, tham gia khởi nghĩa Nam kỳ, hy sinh tại Côn Đảo (Kháng Chiến)


 Trong cuốn  “Lịch sử Đảng Bộ Tp Cà Mau 1930-1975" tập I (sơ khoảo)  do Thành ủy Cà Mau biên soạn, được NXB Mũi Cà Mau phát hành năm 2000, tại trang 57 có đoạn: "... Sau cuộc Khởi nghĩa Nam kỳ, bọn Pháp điên cuồng trả thù, bắt bớ, triệt hạ làng mạc, đánh đập dã man, hòng dìm cuộc khởi nghĩa của nhân dân ta vào trong bể máu”, " ... Cùng với bản án tử hình đồng chí Phan Ngọc Hiển, chúng kết án 27 người tù khổ sai biệt xứ và đày ra Côn Đảo. Những đồng chí này hầu hết quê tại Tân Hưng, Thạnh Phú. Trong số đó có 16 đồng chí vĩnh viễn nằm lại Côn Đảo:
 Lương Thế Trân,
Nguyễn  Đức Cao, 
Nguyễn Văn Nhạc,
Nguyễn Văn Niên , 
Nguyễn Văn Giang,
Nguyễn Văn Ngưu,
Nguyễn  Văn Thạch ,
 Nguyễn Văn Dương,
Nguyễn Văn Huyên,
Nguyễn Văn Ngọc,
 Nguyễn Văn Hộ,
 Nguyễn Văn Năm,
 Phan Văn Bính,
Tô Văn Tỏ,
Lê Văn Trượng,
Lâm Văn Thảnh 

Các đồng chí còn lại đến Cách mạng Tháng Tám năm 1945 mới đựơc đón về đất liền tiếp tục hoạt động.
Xin đưa tên của 16 liệt sỹ hy sinh tại Côn Đảo - các chiến sỹ cách mạng tham gia Khởi nghĩa Nam kỳ  tại Cà Mau - vào danh sách Tù Côn Đảo 30-45.
(Riêng LS Lâm Văn Thảnh đã có tên trong Blog).
Xin cảm ơn bà Lâm Thị Tưởng, con gái LS Lâm Văn Thảnh, đã cung cấp tư liệu quý này!

Chủ Nhật, 2 tháng 10, 2011

Cựu tù Lâm Văn Thảnh

Ngày 1-10-2011, chúng tôi liên lạc được với bà Lâm Thị Tưởng,  con gái liệt sỹ Lâm Văn Thảnh - cụu tù chính trị Côn Đảo.
Liệt sỹ Lâm Văn Thảnh sinh 1920,  tại làng Rạch Rạp, xã Thạch Phú, huyện Cái Nước, tỉnh Cà Mau, bị thực dân Pháp bắt, đày ra Côn Đảo 1940, hy sinh 1943.
Bà Lâm Thị Tưởng - lân thứ 3 ra thăm Côn Đảo, tháng 6-2011, nơi cha mình bị giam giữ, hy sinh - đã tặng Ban quản lý di tích Côn Đảo ảnh, tư liệu về liệt sỹ Lâm Văn Thảnh.
Bà Lâm Thị Tưởng hiện trú tại 55/6 Hồ Văn Huê, P9, Q. Phú Nhuận, Tp Hồ Chí Minh, đt: 08.38449567.
------

Bổ sung:
Bà Lâm Thị Tưởng cung cấp cho chúng tôi Bằng Tổ Quốc ghi công do Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký truy tặng liệt sỹ Lâm Văn Thảnh,  ảnh liệt sỹ Lăm Văn Thảnh khi bị bắt, bản dịch quyết định của Toàn quyền Đông Dương đối với bản án do Toà án Sài Gòn phán quyết, bản tóm tắt thân nhân Liệt sỹ Lâm Văn Thảnh do Cục lưu trữ Bộ Công an  lập khi cung cấp cho thân nhân của liệt sỹ vào 1996.



Xin đưa vào Blog  Tuchinhtricondao3045  những tư liệu này để chúng ta hình dung ra hệ thống  văn bản quản lý tù chính trị của  chính quyền thuộc địa Thực dân Pháp.
Theo bà Tưởng cho biết ngoại trừ ảnh còn khá rõ, các văn bản bị mục nát theo năm tháng.
Trong blog này, đây là một trường hợp hiếm hoi  thân nhân tìm được chút tư liệu trong lưu trữ từ thời thuộc địa do Bộ Công an tiếp quản về người tù chính trị Côn Đảo.

Thứ Sáu, 9 tháng 9, 2011

Nguồn tư liệu về cụ Vũ Phong

Trong tư liệu của cụ Nguyễn Thọ Chân cung cấp có tên một cựu tù chính trị Côn Đảo   1930-1945:  Vũ Phong  (1908-2001). Ông Võ Phong  kết hôn với em gái  cụ Trần Văn Mãng, hoạt động tại Sài Gòn cùng với Lý Tử Trọng;  bị bắt , bị kết án , đày ra Côn Đảo từ 1933-1945. 
Chúng tôi đã liên lạc được với con gái cụ là bà Nguyễn Thị Đức  hiện sống tại 25/37 Cống Quỳnh,  Q1, Tp Hồ Chí Minh, điện thoại O983969479 và đề nghị bà  viết về cựu tù chính trị Vũ Phong. Bà Đức vui vẻ nhận lời.

Bổ sung về cựu tù Tạ Uyên

Mời xem!!!

Thứ Hai, 5 tháng 9, 2011

Đặng Văn Quang (Đặng Quang Minh)

Vào đây!!!

Phan Văn Đáng

Mời vào đây!!!

Cựu tù Nguyễn Thị Nhỏ

Mời vào đây!!!
Khi xây dựng Blog Tù Côn Đảo 30-45 chúng tôi có  sử  dụng tư liệu của cụu tù chính trị Côn Đảo Nguyễn Thọ Chân khi viết  bài về  cựu tù chính trị Nguyễn Văn Phát.
 Khi đọc trên mạng, phát hiện thấy   trong blog  Truyền hình Vĩnh Long có bài về   bà Nguyễn Thị Nhỏ (1909 -1946), người   nữ đảng viên công sản  lớp đầu tiên của  Đảng, một chiến sỹ  cách mạng, một tù chính trị kiên cường. Bà là người đồng chí,  vợ thân yêu của  cựu tù chính trị Nguyễn Văn Phát  từ 1930-1946. 
Xin giới thiệu thân thế sự nghiệp của  bà   Nguyễn Thị Nhỏ, trong đó có những tư liệu rất quý về cuộc đời hoạt động của cụu tù chính trị   Côn Đảo  Nguyễn Văn Phát .
Trong tư liệu của đài Truyền hình Vĩnh Long có viết rằng bà bị giam ỏ Côn Đảo, điều đó sẽ kiểm tra lại, vì  trong thời kỳ đó Thực dân Pháp chưa giam   giữ nữ tù chính trị tại Côn Đảo. Có  tài liệu  viết bà bị giam tại Khám  lớn Sài Gòn tứ 1931-1935.

Thứ Bảy, 3 tháng 9, 2011

Cựu tù Thích Trí Thiền

Trong bài viết về cựu tù Thích Thiện Chiếu có nhắc đến một tù chính trị Côn Đảo là nhà sư Thích Trí Thiền, bị bắt năm 1938  vì tham gia sản xuất vũ khí chống Pháp tại ngôi chùa do mình  trụ trì, sau bị đày ra Côn Đảo. 
Chúng tôi đưa tên của nhà sư Thích Trí Thiền vào Danh sách tù chính trị Côn Đảo 30-45.

Cựu tù Thích Thiện Chiếu

Trong lần gặp  cựu tù chính trị Côn Đảo Nguyẽn Thọ Chân vào 2-9-2011, cụ có nhắc đến tên nhà sư   Thích Thiện Chiếu, cùng bị giam tại Côn Đảo   thời gian 1942-1945.
Ông được kết nạp vào Đảng CS tại Côn Đảo. Theo cụ Nguyễn Thọ Chân, nhà sư Thích Thiện Chiếu là người đề nghị tiến hành khởi nghĩa tại Côn Đảo  vào 8-1945, nhưng đồng chí Lê Duẩn không tán thành, cho rằng thời cơ  thắng lợi của cách mạng Việt Nam đã đến, cần bảo toàn lực lượng, tránh đổ máu.
Chúng tôi tìm trên mạng, trang của Hội phật giáo Việt Nam cò bài viết về  Hoà thượng Thích Thiện Chiếu.
Xin góp  tên Hoà thượng Thích Thiện Chiếu  một tù chính trị vào Blog    "tucondao3045".

Về 1 gia đình cựu tù chính trị Côn Đảo

Khi  xây dựng blog này, chúng tôi gặp bà Trần Thị Xuận Nguyệt - con gái cựu tù chính trị Côn Đảo Trần Văn Mãng.
Bà Nguyệt, con gái cựu tù Ba Mãng.
Qua trao đổi chúng tôi được biết cựu tù chính tri Côn Đảo Trần Văn Mãng có hai em gái là Trần Thị Đầy và Trần Thị Năm.
- Bà Đầy tham gia hoạt động từ 1930, là đảng viên cộng sản lớp đầu tiên. Khi  ông Nguyễn Chí Diểu hoạt động trong Nam, hai người đồng chí  gặp nhau, yêu nhau và kết hôn.Năm 1931 ông Nguyễn Chí Diểu bị bắt, bị kết án, đầy ra Côn Đảo. 
Đến 1936 được trả tự do, về Huế, tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng. Bà Đầy ra Huế đoàn tụ với chồng. Năm 1939 ông Nguyễn Chí Diểu qua đời vì bị bệnh lao. Bà vào Nam Bộ tiếp tục tham gia hoạt động cách mạng, tham gia Thành ùy Sài Gòn khi Nguyễn Thị Minh Khai là Bí thư.

Phan Bôi

Mời đọc!

Phạm Văn Bường

Mời tham khảo!!!
Cùng hình ảnh của đ/c Bường với Bác trên báo CAND.

Tư liệu của cụ Nguyễn Thọ Chân

Cụ Chân năm 1998.

Bác Hồ đến thăm Thành uỷ HN năm 1959. Trên chủ tịch đoàn: Bí thư Trần Danh Tuyên, Bác và Phó bí thư Nguyễn Thọ Chân.

Cụ Chân sáng 2/9/2011 tại TPHCM.

Thăm cựu tù Côn Đảo Nguyễn Thọ Chân.

Cụ Nguyễn Thọ Chân  khi bị   mật thám Pháp  bắt 1943.







Sáng Tết  Độc Lập 2-9- 2011, tôi đến  85 Nguyễn Thông, Quận 3 thăm cụ Nguyễn Thọ Chân - cựu tù chính trị Côn Đảo, bạn cha chúng  tôi thời hoạt động bí mật  từ 1942. 
Khi tôi đến, chú đang dọn sân. Trước mặt tôi một cụ già 90 tuổi khỏe mạnh, vui vẻ, minh mẫn. Tôi hỏi chú :
-Dạo này chú vẫn đi bơi  đều đấy chứ?
-Chú vẫn sáng sáng đạp xe ra Câu lạc bộ Lan Anh, dạo này biết sức mình chú bơi khoảng 700-800 mét thôi .( cách đây 5 năm chú cho tôi biết thường bới 1000 mét mới đủ đô).
Tôi lè lưỡi, thán phục.
Tranh thủ báo cáo với chú về blog "Tù  chính trị Côn Đảo 30-45". Chú rất vui khi biết những tư liệu do chú sưu tập được sử dụng cho việc xây dựng blog. Tôi thông báo với chú, Ban quản lý di tính lịch sử Côn Đảo có thông báo Đền Thờ Côn Đảo sắp xây song, nhửng tư liệu của blog sẽ được nghiên cứu sử dụng trong thời gian tới.
Chú kể cho tôi vài mẩu chuyện về tình con người của tù chính trị Côn Đảo rất cảm động.  Xin đưa vào blog  về  câu chuyện chú kể.

Chủ Nhật, 28 tháng 8, 2011

Nguyễn Văn Thiệt

Nguyễn Văn Thiệt  sinh  ngày 6-1-1909 tại xã Đức An, huyện Châu Thành (nay là thị trấn Long Hồ), tỉnh Vĩnh Long,  trong một gia đình điền chủ giầu có, bản thân  được đi học,  rất giỏi tiếng Pháp  là giáo chức. Năm 1927 tham gia Việt nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, là người phụ trách Liên tỉnh Sa Đéc,Vĩnh Long,Trà Vinh ,Cần Thơ  của Tổ chức  Thanh Niên.

Trần Văn Mãng (Ba Mãng)

Trần Văn Mãng tức Hồng, sinh 1906 tại xã Hòa An,huyện Cao Lãnh (Sa Đéc), tỉnh Đồng Tháp, trong một gia đình nông dân nghèo. Đồng chí sớm giác ngộ, tham gia hoạt động cách mạng khi vừa tròn 20 tuổi.
Từ 1926 tham gia hoạt động trong tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, đảm nhận việc xây dựng hệ thống giao thông, liên lạc bí mật cho Tổ chức. Trong công tác cách mạng đồng chí luôn tích cực, nhiệt tình được Tổ chức đánh giá cao. Năm 1930 đồng chí Trần Văn Mãng cùng Phạm Hữu Lầu được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương, đầy là 2 đảng viên cộng sản đầu tiên cũa tỉnh Đồng Tháp.

Thứ Năm, 25 tháng 8, 2011

Cựu tù Nguyễn Văn Hoan

Khi sử dụng tư liệu của cựu tù chính trị Côn Đảo Nguyển Thọ Chân, chúng tôi tham khảo thêm Lịch sử Tỉnh đảng bộ Ninh Bình  chuẩn bị bài về liệt sỹ, anh hùng, cựu tù chính trị Côn Đảo (1931-1934)  Lương Văn Tuỵ.
Tại Ninh Bình,  Lương Văn Tụy được Nguyễn Văn Hoan  giác ngộ, dìu dắt vào con đường đấu tranh cách mạng, tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Đầu 1930, Nguyễn Văn Hoan, Lương Văn Tụy treo cờ búa liềm trên đỉnh núi Thúy tại thị xã Ninh Bình. Cả hai bị bắt, bị kết án,  cùng bị đày ra Côn Đảo.
Nhà văn Lê Minh (vợ của cựu tù  chính trị Côn Đảo Trần Diệp) khi viết cuốn “Người thợ máy Tôn Đức Thắng”, có gặp  cựu tù chính trị Nguyễn Văn Hoan, lấy tư liệu về Bác Tôn.
Cụ có thời gian làm việc tại Viện Kiểm sát nhân dân tối cao, gia đình sống tại phố Giã Tượng, quận Hoàn Kiếm, Hà Nôi. Được biết cụ Nguyễn Văn Hoan đã qua đời.
Chúng tôi sẽ cố gắng sớm có tư liệu đầy đủ hơn về cụ Nguyễn Văn Hoan. Từ nguồn thông tin đáng tin cậy, chúng tôi đưa tên cụ  Nguyễn Văn Hoan vào blog cựu tù chính trị Côn Đảo này.

Thứ Tư, 24 tháng 8, 2011

Thông tin về cựu tù chính trị Côn Đảo Trần Quang Tặng

 Khi đọc bài của bà Nguyễn Hồng Đức (con gái cựu tù Côn Đảo Nguyễn Văn Phúc) viết về cha mình, có nhắc đến một trong ba đảng viên Đảng cộng sản đầu tiên  vào đầu 1930 của  Nam Định là Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Nguyễn Văn Phúc và Trần Quang Tặng.
Trong phần tư liệu về cựu tù chính trị Côn Đảo Nguyễn Hữu Tiến bị đày ra Côn Đảo cùng  một chuyến  các đồng chí Lê Duẩn, Trần  Quang Tặng, Nguyễn Văn Phúc vào 1931.
Vì chưa tìm được các tư liệu về  cựu tù chính trị Trần Quang Tặng, song trong danh sách xin bổ sung tên của ông.

Cha tôi - cựu tù Côn Đảo Nguyễn Văn Phúc

Trước tiên, xin thay mặt gia đình chân thành cảm ơn anh Trần Kháng Chiến đã quan tâm và cung cấp cho chúng tôi địa chỉ đỏ vô cùng quý báu này. (Nguyễn Hồng Đức – con gái của cựu tù Nguyễn Văn Phúc).



Nguyễn Văn Phúc, hiệu là Nguyễn Phúc, bí danh Nam Hồng(1903 – 1946), sinh tại tỉnh lỵ tỉnh Nam Định. Quê quán làng Trung Nghĩa, xã Liên Minh (xưa gọi là xã Hào Kiệt), huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định.
Sớm giác ngộ cách mạng, năm 1927 cụ đã tham gia tổ chức Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội. Năm 1929 được cử làm bí thư tỉnh bộ tỉnh Nam Định của Hội. Cụ được chọn vào Đảng đợt đầu tiên cùng với 2 vị người Nam Định nữa là đồng chí Đặng Xuân Khu (Trường Chinh) và đồng chí Trần Quang Tặng. Đó là 3 người cộng sản đầu tiên của quê hương Nam Đinh.

Thứ Ba, 16 tháng 8, 2011

Thư gửi từ Ban quản lí di tích Nhà tù Côn Đảo

Côn Đảo, 15/8/2011
Kính gửi anh "HA CHIEN".
Thay mặt anh chị em Ban quản lý di tích Côn Đảo, THANH VÂN chân thành cám ơn anh thời gian qua đã sưu tầm và cung cấp cho Ban quản lý di tích Côn Đảo nhiều thông tin, tư liệu quý báu.
Cũng xin báo cáo với anh là hiện nay ĐỀN THỜ CÔN ĐẢO sắp xây dựng xong, Ban quản lý di tích Côn Đảo đã và đang sưu tầm danh sách (họ tên ..) các bậc tiền bối, các liệt sỹ hy sinh tại nhà tù Côn Đảo để khắc vào bia thờ tại ĐỀN THỜ CÔN ĐẢO. Điều này rất cần đến sự hỗ trợ của anh cũng như nhiều cô chú, anh chị quan tâm đến lịch sử nhà tù Côn Đảo.
À, anh kiểm tra lại xem  sao mấy hôm nay em không vào "Blog tù chính trị Côn Đảo .." được.
Chúc anh và gia đình luôn vui, khỏe và hạnh phúc.
THANH VÂN

Chủ Nhật, 14 tháng 8, 2011

Bổ sung: Cựu tù Trần Diệp

 Chúng tôi đã liên hệ được với  nhà văn Lê Minh, con gái cụ Nguyễn Công Hoan  - một nhà văn lớn của Việt Nam. Bà là vợ của cựu tùchính trị CônĐảo 30-45  TRẦN  DIỆP , đã có bài về ôngtrong blog này.  Ông là Trưởng ban liên lạc tù chính trị tp Hà Nội, ông  vừa thăm lại Côn Đảo vào tháng 7-2011. Ông Trần Diệp và cựu tù chính trị Côn Đảo NguyễnThọ Chân  có quan hệ thân thiết. Hiện ông  Trần Diệp tròn 90 tuổi, sáng sáng vẫn đi bộ tập thể dục đều đặn.
 Xin kính chúc hai ông bà mạnh khoẻ sống lâu cùng con cháu.
 Ông bà  Trần Diệp đang sống tại Nhà 35 ,Ngõ 317  đường ĐêLa Thành, Quân Đống Đa ,   Tp  Hà Nội  
điện thoại liên hệ 0438511785. Con trai  trưởng  Lê Quốc Thuỵ    đt 01229353545  , con trai Lê  Trực  đt 09130315100

Thứ Bảy, 13 tháng 8, 2011

Nguyễn Hữu Tiến, người vẽ cờ đỏ sao vàng cho Nam kỳ khởi nghĩa 1940.

Xuất xứ lá cờ đỏ sao vàng

Khi lập danh sách các tù chính trị  Côn Đảo 1930-1945 theo cac tư liệu   trong   “Danh sách một số chiến sỹ cộng sản cốt cán bị tù tại Côn Đảo trong khoảng  19390-1945” của cưu tú chính tri Côn Đảo, cụ Nguyễn Thọ Chân  viết ttrong cuốn sách "Côn Đảo - ký sự và tư liệu"  do  Banliênlạc tù chính trị,Sở văn hóa thông tin-Nhà xuất bản trẻ-tp Hồ Chí Minh  xuất bản1996. Trong đó    có một người rất đặc biệt là liệt sỹ, cựu tù Côn Đảo   NguyễnHữu Tiến. Ông bị đầy ra Côn Đảo  ngày 15-2-1933 cùng các ông Lê Duẩn, Trần Quang Tặng...
            Tại CônĐảo ông được cử vào Ban lãnh đạo Đảng bộ nhà tù. Ngày 30-4-1935  ông cùng TốngVăn Trân, Tạ Uyên vượt ngục thành công về  Miền Tây Nam Bộ. Ông cùng các đồngchí -bạn tù vượt ngục bắt được liên lạc với Đảng,tiếp tục tham gia cuộc đấutranh cách mạng vì sự nghiệp giải phóng dân tộc.
            Trước khi nổ ra cuộc Khởi nghĩa Nam Kỳ , ông đươc  các đồng chí Nguyễn Văn Cừ,VỏVăn Tần  giao nhiệm vụ  sáng tác một lá cờ cho cuộc khởi nghĩa. Ông đã xuấtsắc hoàn thành nhiệm vụ  được giao ,sáng tạo ra  lá cờ Đỏ Sao Vàng , là Quốc kỳ  Việt Nam ngàynay. Sau  Khởi nghĩa Nam Kỳ, ông bị Thực dân Pháp bắt,kết án tử hình. Ông anhdũng hy sinh tại Trường bắt Hóc Môn ngày 28-8-1941 cùng các đồng chí Hà Huy Tập,Nguyễn Văn Cừ, Nguyẽn Thị Minh Khai, Võ Văn Tần...
             Một tìnhtiết rất cãm động, khi trao cuốn sách  Côn Đảoký sự và sự Kiện cho chúng tôi, cụ Nguyễn Thọ Chân còn ghép vào đó những bài báo cắt từ các báo  Nhân Dân, Sài Gòn giải phóng  có liên quan đến cácbạn tù,nhắc chúng tôi cố sử dụng có hiệu quả các tư liệu này. Trong đó có  bàitrong mục Trả  lời bạn đọc  của Báo Nhân Dân ngày 31-10-1998 mày cụ cất giữcẩn thận có liên quan đến Liệt sỹ Nguyẽn Văn Tiến và  xuất xứ của lá Quốc kỳ ViêtNam.
             Xin gửivào Blog  chúng ta cùng đọc  nhân ngày 19-8 .   Kháng Chiến
Xin giới thiệu bài viết về ông Nguyễn Hữu Tiến cùng bìa cuốn sách "Côn Đảo - Kí sự và Tư liệu"!


Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Lời cảm ơn!

Các tư liệu về các tù chính trị  Côn Đảo 1930-1945  trong blog này  lấy  từ   “Danh sách một số chiến sĩ cộng sản  cốt cán bị tù Côn Đảo trong khoảng 1930-1945”  (cuốn   “ Côn Đảo ký sự và Tư liệu”  do Ban liên lạc tù chính trị, Sở văn hoá thông tin, Nhà xuất bản TRẺ tp Hồ Chí Minh  xuất bản 1996), của tác giả Hải Trang. Ông chính là nhà cách mạng lão thành, cựu tù chính trị Côn Đảo Nguyễn Thọ Chân.
Ban biên tập xin chân thành cảm ơn cụ Nguyễn Thọ Chân! Kính chúc cụ mạnh khoẻ sống lâu, góp thêm  tư liệu cho blog.

Ba cựu tù chính trị là 3 chiến sỹ Việt Nam Quốc dân đảng

Đó là các ông Mai Đắc Bân, Trần Thanh Quang, Nguyễn Văn Ngạt (tức Hai Ngạt) - các yếu nhân nòng cốt của Việt Nam Quốc dân đảng.
Sau thất bại của cuộc Khởi nghĩa Yên Báy  1930, cả ba ông bị bắt, bị kết án 20 năm khổ sai, đày lên Sơn La.Tại đây, các ông đựoc tiếp xúc với các tù chính trị cộng sản như Đặng Xuân Khu (Trường Chinh), Nguyễn Lương Bằng, Đặng Việt Châu, Phạm Quang Lịch...  Cả ba đã cùng các tù cộng sản tham gia thành lập ban sinh hoạt,tổ chức cuộc sống trong tù một cách có ý thức, tổ chức học tập văn hoá lý luận. Ba ông đã từng bước  giác ngộ đưởng lối đấu tranh  cách mạng, giành độc lập dân tộc của Đảng công sản. Cả ba ông tư nguyện gia nhập Đảng công sản. Cá ba ông bị đày ra Côn Đảo vào cuối 1943.
Tháng 9-1945, cả ba ông được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ. Hai ông Trần Thanh Quang, Nguyễn Văn Ngạt đều anh dũng hy sinh khi chiến đấu tại chiến trường Cần Thơ  và An Giang.
Ông Mai Đắc Bân  thời kỳ đầu kháng chiến chống Pháp  công tác tại  cơ quan hậu cần  Khu 9, sau đó được điều ra Bắc, công tác tai Liên Khu  3.
Sau 1960, ông Mai Đắc Bân nhận công tác tại Văn phòng Trung ương Đảng cho đến lúc về nghỉ hưu. Ông được Nhà nườc tặng thưởng huân chương Độc Lập hạng II.

Các cựu tù

1. Nguyễn Văn Từ:  tức Vũ Văn Mâu  còn đươc gọilà Đồ Mâu , sinh 1914 tại xã Thọ Vực, huyện Xuân Trường, tỉnh Nam Định.Ông   thamgia hoạt dộng cách mạng từ 1936, năm 1938 gia nhập Đảng công sản Đông Dương, Năm1940 ông bị bắ, bị kết án, đầy ra Côn Đảo cuối 1943.
Tháng 9-1945 ông được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ, traonhiệm vụ Trưởng phòng chính trị Quân khu 8,Năm 1954 ông tạp kết ra Bắc,công táctại Báo Quân độn nhân dân,  sau đó là Giám đốc Bảo tàng Quân Đội,ong đượcphong quân hàm đại tá. Ông mất tại Hà Nôi.

2. Dương Đình Hợi:   Sinh 1923 tạixã Phượng Cách, huyện Quốc Oai, tỉnh Sơn Tây (nay thuộc Hà Nôi) Ông tích cựctham gia hoạt động của Thanh niên phản đế,có công trong việc vận động thanh niên,họcsinh nên 1940 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương,tham gia Thànhnủy Hà Nôi.Cuối 1942 ông bị bắt,bị kết án 20 năm khổ sai, cuối 1943 bị đầy ra Côn Đảo. Tháng9 -1945 ông đươc Chínmh quỳân cách mạng đón về Nam Bộ,phân công làm Bí thư tỉnhủy Gò Công. Ông hy sinh tại Gò Công

3. Nguyễn Mạnh Hoan (tức Hồng Châu) sinh 1914 ,tại xã Dương Nội, huyện Hoài Đức, tỉnh Hả Đông (nay thuộc Hà Nôi).
Năm 1929 khi mới 15 tuổi ông tham gia Việt Nam quốc dân đảng.Năm 1930 Đảng công sản ra đời, ông chuyển sang xu hướng cộng sản.Năm1937 ông được kết nạp vào Đảng cộng sản. Cuối 1939 phong trào cách mạng bị Thựcdân Pháp khủng bố. Ông bị bắt,bị kết án khổ sai, đầy lên Sơn La ,sauđó vào cuối 1943 bị đầy tra Cô Đảo.
 Thành 9-1945 ông được Chính quyền cách mạng đòn về Nam Bộ. Ôngđược Đảng trao cho nhiều trách nhiệm quan trọng: Bí thư Tỉnh ủy Chợ Lớn.Hội trưởngHội Nông dân Nam Bộ, Ủy viên Viện Kiển sát nhân dân tốicao.

4. Nguyễn Văn Trản (tức Vương Nhị Chi). Người QuảngTrị, là công nhân cơ khí hoả xa. Ông bị bắt , bị kết án đầy ra Côn Đảo . Tháng9-1945 được Chính quỳân cach mạng đón về Nam Bộ, phân công làm Khu uỷ viên Khu9, phụ trách quân giới. Ông bị cụt hai tay trong quá trình thử vũ khí nên anhem gọi là NHỊ CHI . Sau 1954 ông công tác tại Bộ công nghiệp năng,lá Phó Ban côngnghiệp trung ương. Ông qua đời tại Hà Nôi.

5. Trần Ngọc Kiên (tức Chu Đình Phát), sinh 1916 tạixã Hương Gián, huyện Yên Dũng, tỉnh Bắc Giang. Ông tham gia Thanhniên  dân chù, rối Thanh niên phản đế. Ông từng đi lính cho Pháp, tham giatổ chức Binh sỹ cứu quốc. Ông bị bắt 1942, bị kết án , cuối1943 bị đầy ra Côn Đảo.
Tháng 9-1945 ông được Chính quyến cách mạng đón về Nam Bộ, phâncông công tác trong Quân đội.  Năm 1961-1966 ông là Tuỳ viên quân sự tại Đại sứquán Việt Nam tại Trung Quốc.Năm 1967-1975 ông là Phó chính ủy sư đoàn 320, sauđó về côngbtác tại Đoàn kiểm tra Tổng Cục chính trị Quân đội nhân dân Việt Nam.
Ông tham gia Ban xây dưng các vùng kinh tế mới,rồi về nghỉ hưu.Ông mấttại tp Hồ Chí Minh năm 1994.

Cựu tù Trương Anh Sinh, Vương Văn Huống, Trần Xuân Lê

1. Trương An:  Sinh 1922, tại xãVõ Xá, huyện Vĩnh Linh, nay là xã Trung Sơn,huyện Do Linh, tỉnh Quảng Trị. Ôngtham gia hoạt động cách mạng từ 1936,dự bãi khoá nên bị bắt,bị giam 8 tháng tạnnhà lao Quảng Trị. Năm 1937 được kết nạp vào Đảng cộng sản,  được Đảng phân cônghoạt động tại Quảng Nam, Năm 1942 bị bắt tại Nghệ An, bị kết án ,đầy raCon Đảo vào cuối 1943. Tháng 9-1945 ông đươc Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ.Trứơc ,sau kháng chiến ông được trao các nhêm vụquan trọng: Ủy viên dự khuyết Xứủy lâm thới Trung Kỳ, Bí thư tỉnh ủy Khánh Hoà, Bí thư Liên tỉnh GiaLai.CongTum. Sau 1954 ông từng là Ủy viên Viện kiểm sát nhân dân tối cao, Cục trưởng Cụcquản lý nhà Bộ xây dựng. Ông nghỉ hư tại tp Hồ Chí Minh.

2. Vương Văn Huống: sinh 1914tại xả Phú Minh, huyện Kim Anh ,tỉnh Vỉnh Yên. Ông tham gia hoạt dông cách mạng thơi kỳ 1936-1939. Năm 1942 bị bắt, bị kết án , đầy đi Sơn La ,saudó đầy ra Côn Đảo vào cuối 1943. Tháng 9-1945 ông được giải phóng,đượcphân công vào quân đội tại mặt Hà Tiên,làm đại đội trưởng ,lấy tên là Hồng Hải. Ông chiến đấurất anh dũng,hy sinh rại mặt trận Hòn Đất ngày 19-5-1947.

3.  Trần Xuân Lê:  sinh 1910 tại phường An Khê, thành phố Đà Nẵng. Ông  tích cực  tham gia hoạt động cách mạngtừ 1935 trong phong trào Mặt trận dân chủ, nhất là trong cong tác vận động côngnhân xưởng sửa chữa đầu máy toa xe Đà Nẵng, nơi ông là công nhân cơ khí.Ong đđdượckết nạp vào Đãng công sản. Năm 1942 ông bị bắt, bị kết án, đầy ra Côn Đảovào cuối 1943. Tháng 9-1945 ông được giải phóng, được phân côngvề hoạt động tại tỉnh Bến Tre. Ông làm Bí thư tỉng ủy trong nhiều năm trong kháng chiến chíông Pháp Năm 1954 ông ở lại Miền Nam , bị bắt vào tháng11-1957,bị đầy ra Côn Đảo. Ông được giải phóng   sau 30-4-1975. Tíng về số năm, ônglà tù chính trị bị giam giữ tại Côn Đảo  lâu nhất.
Sau giải phóng Miền Nam ,do bị giamcầm lâu năm ,sức khoẻ yếu ông đượccphân công làm chuyên viên của Ban tổ chứcTrung ương. Ông nghỉ hưu tại tp Hồ Chí Minh,mất tại Đà Nẵng..

Cựu tù Trần Văn Sớm, Trần Văn Hiển, Nguyễn Hùng Phước, Nguyễn Văn Vực

1. Trần  Văn Sớm:   Sinh 1918 tại xã Long Điền, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ông tham gia phong trào Đông Dương Đại hội. Năm 1936 đuợc kết nạp vào Đảng cộng sản. Năm 1940 tham gia  Nam kỳ Khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa thất bại, ông tham gia khôi phục phong trào, làm Bí thư Ban cán sự tỉnh Bạc Liêu (Bí thư tỉnh ủy). Năm 1943ông bị bắt, bị kết án, đày ra Côn Đảo.
Tháng 9-1945 đươc Chính quyền cách mạng  đón về Nam Bộ.
Trong hai chuộc klháng chiến ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Tại Đại hội Đảng IV (1976) ông đươc bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Ông nghỉ hưu và mất tại thành phố Hồ Chí Minh.
Con trai: Trần Văn Phong (08.38116264)

2. Trần Văn Hiển (tức Hương), người SơnTây, bị bắt đầu thập kỷ 40, bị đầy đi Sơn La, sau đó đầy ra Côn Đảo (khoảng cuối 1943). Ong được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ vào tháng 9-1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Khu ủy viên Khu 9. Năm 1954 tập kết ra Bắc, công tác trong ngành Thương nghiệp, kinh qua các chức vụ Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội thương.
Tại Đai hội Đảng IV (1976), ông được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Ông nghỉ hưu, sống tại Hà Nôi.

3. Nguyễn Hùng Phước:  Sinh 1922 tại Vĩnh Long. Ông tham gia hoạt động cách mạng tại Bạc Liêu, SócTrăng, tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Ông bị bắt ,bị kết án tư hình, sau giảm xuống chung thân, bị đầy ra Côn Đảo vào cuối 1943.
Tháng 9-1945 ông đươc Chínhquyền cách mạng đón về Nam Bộ, phân công về Khu 9  cùng Phan Trọng Tuệ, trao trách nhiệm Quân khu phó. Trong một trận chiến đấu tại Cần Thơ, ông anh dũng hy sinh.

4. Nguyễn Văn Vực:   người Thái Bình , ông có công lớn trong việc khôi phục phong trào cách mạng   Thái Bình sau giai đoạn thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng vào 1939. Ông bị bắt 1940, bị kết án 20 năm tù, bị đày đi Sơn La, cuối 1943 bị đày ra Côn Đảo.
Tháng9-1945 được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ, phân công làm Bí thư tỉnh ủy SócTrăng, rồi Bí thư Khu Ủy Khu 9. Ông mất tại Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp.

Nguyễn Văn Tiếp, Nguyễn Văn Trọng, Ngô Liên

1. Nguyễn Văn Tiếp:  Tham gia cáchmạng từ rất  sớm, Ông bị bắt 1941,bị kết án tử hình cùng ác đống chí NgôLiên, Nguyễn Văn Khoẻ,Nguyễn Văn Kỉnh,  năm 1942 cả ba được giảm xuống án chungthân. Nguyễn Văn Tiếp,Ngô liên bị đầy ra Côn Đảo . Tháng 9-1945 ơng được Chínhquyền cách mạng đón về Nam Bộ. Ông Nhân công tác tại Đồng tháp. Ông sớm hysinh trong kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Tại tỉnh Đồng Tháp có một con kêngmang tên ông.

2. Nguyễn Văn Trọng:   tức Trọng con , sinh 1918 tại xã Long Hưng, huyện Châu Thành ,Tỉnh MỹThob (Tiền Giang).Tham gia Phong trào Đông Dương Đại hội. Được kết nạp vào Đãngcộng sản ngày 18-3-1936 nhằm ngày kỷ niệm Công  Xã Pari. Ông tham giaNamkỳ khở nghĩa,tuy bị bắt nhưng do klhông có chứng cứ nên được trả tư do.Ôngtham gia Thường vụ Tỉnh ủy Mỹ Tho. Năm 1942 ông bị bắt bị kết án khổ sai chungthân, đầy ra Côn Đảo. Tháng 9 – 1945 được Chính quyền cách mạng đónvề Nam Bộ, được   Đảng  phân công làm Bí thư tỉnh ủy Mỹ Tho.Ôngsau đó  còn nhận nhiều nhiệm vụ quan trọng khác, Ông nghỉ hưu tại thành phố HồChí Minh.

3. Ngô Liên (1918 -2001):  Ông sinh  tại huyện Đông Quản , tỉnh Quảng Đông Trung Quốc, dân tộc Hoa.
Năm 1937 Nhật xâm lược Trung Quốc,ongtham gia Hôi cứu vong Hoa Kiều Chợ Lớn ủng hộ Trung Quốc chống Nhật. Sự hoạt độngcủa ông hoà nhập với Phong trào dân chủ Đông Dương nên  tháng 2- 1939  ông đượckết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương.Tháng 7-1942 ông bị bắt bị kết án tử hìnhsau giảm xuống chung thân cùng các đồng chí   người Hoa khác là Tăng Cẩm Tài, LămVĩnh Phước,  đầy ra Côn Đảo.
 Sau cách mạng tháng 8-1945 ông đượcChính quyền cách mạng đón về Nam Bộ  giao nhiệm vụ vào Sài Gon-Chợ Lớn thống nhấtcác tổ chức Hoa Kiều ,thành lập Tổng chi bộ Hoa Kiều (Hoa Kiều liên hiệp Hội).Ôngtham gia kháng chiến chống Pháp tại Nam Bộ. Năm 1954 tập kết ra Bắc , giữ nhiệmvụ Phó chủ tịch Hội Hoa Liên.Sau 1975 ông trở lại thành phố Hồ Chí Minh làm Phóchủ tịch Mặt trân Tổ Quốc thành phố, Ủy viên Mặt Trận Tổ Quốc trung ương,Phó Ban dân vận  Thành ủy.
Gia đình ông trước sau hăng hái thamgia cách mạng Việt Nam.Trong thời ký bí mật,gia đinh ông ở Xóm Củi là nơi đi lại cũa nhiều lãnh tụ cáchmạng Việt Nam như Phan Đăng Lưu, Nguyễn Thị Minh Khai, Nguyễn Văn Linh,.Do cáccông hiến của ông,Nhà Nước tặng thưởng ông Huân chương Hồ Chí Minh. Ông mất tạitp Hồ Chí Minh  ngày 31-3-2001.

Các tư liệu về 3 cựu tù chính trị CônĐảo kể trên do cụ Nguyễn Thọ Chân cung cấp.

Cựu tù Nguyễn Quang Việt, Dân Tôn Tử, Huỳnh Chí Mạnh

1. Nguyễn Quang Việt:    Tên thật là Ngọ ,  là tỉnh ủyviên Tỉnh ủy Thái Bình. Ông bị bắt 1942, đầy ra Côn Đão.
Tháng 9-1945 được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ,phân cônglàm bí thư Tỉnh ủy Thủ Dầu Một,Tỉnh đội trưởng. Sau 1954 công tác trong Bộ CôngAn,là Thứ trưởng Bộ Công An , từng phụ trách Bộ đội Biên phòng, được phongquân hàm thiếu tướng. Ngỉ hưu tại  Hà Nôi.

2. Dân Tôn Tử  (tức Trần Văn Vi),  sinh tháng2-1904 tại xã Song Thuỵân , huyện Châu Thành ,tỉnh Mỹ Tho (Tiền Giang).Năm 1928 ông  tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội,1929 được kết nạp vàoAn Nam cộng sản Đảng tại chi bộp xã Vĩnh Kim,chi bộ đảng cộng sản đầu tiên ởNam Bộ.
Tháng 4-1935 ông bị bắt,bị kết án 7 nam tù, đầy ra Côn Đảo.Sau khi mãn hạn ông bị đưa đi trại tập trung Bà Rá cho đến 3-1945. Thừa cơ Nhậtđảo chính Pháp , ông cùng anh em vượt ngục, về Mỹ Tho, tham gia lãnh đạocướp chính quyền 8-1945, thành lập chính quyền cách mạng. Ông từng được giaonhiều trọng trách trong Đảng,trong quân đội.
Ông mất tại Tiền Giang.

3. Huỳnh Chí Mạnh (tức Nguyễn Ngọc Tân, bí danh Hai Lực), sinh 1913 ,tại xã Hương Gián. huyện Yên Dũng , tỉngBắc Giang.
Tham gia hoạt động cách mạng 1935. Đuợc kết nạpvào Đảng cộng sản 1940. Năm 1942 tham gia Tỉnh ủy Bắc Giang.  Cuối 1942 ông bịbắt,bị kết án 20 năm khổ sai, đầy ra Côn Đảo vào cuối 1943. Tháng9-1945 ông đoựơc Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ, được phân công cong tác tại Ban cán sự K ( Cam phuchia) .sau đó là Bí thư tỉnh ủy Long-Châu –Tiên,Sau1954 , Bí thư Khu ủy Miền Đông Nam Bộ.
Ông được Nhà Nước tặng thưởng Huân chương Hồ Chí Minh.
Ông nghỉ hưu tại tp Hồ Chí Minh.
 Các tư liệu   về ba cựu tù chính trị Côn Đảo trên do cụiNguyễn Thọ Chân cung cấp.

Thứ Năm, 11 tháng 8, 2011

Cựu tù Nguyễn Văn Phúc, Phan Vân, Võ Sỹ

1. Nguyễn Văn Phúc bí danh  Nam Hồng (1903-1945),sinh tại xã Hào Kiệt, huyện Vụ Bản, tỉnh Nam Định. Năm 1927 tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội, Năm 1930 được kết nạp vào Đảngcộng sản Đông Dương.Từng phụ trách những công tác quan trọng của Đảng,Bío thư tỉnhủy Thái bình,từng hoạt động tại Há Nội.Tháng 3-1931 bị bắt tại Hà Nội,bị kết án20 năm khổ sai, đầy lên Sơn La ,sau đó đầy ra Côn Đảo.  Ông bị giam cầm tại CônĐảo đến 1936. Sau khi được trả tự do ông về Hà Nôi tiếp tục tham gia đấu tranhcách mạng trong thời kỳ Mặt Trận dân chủ 1936-1939. Tháng 9-1939 ông bị bắt,bịkết án 3 năm tù, đầy lên Sơn LA.Mãn hạn bị đưa về trại giam Bá Vân,sauđó là trại giam Nghĩa Lộ.Tháng 3-1945 Nhật đảo chính Pháp, ông cúng cácđồng chí vượt ngục,trở về hoạt động tại Nghĩa Lộ,sau đó đến Yên Bái tham gia lãnhđạo tông khởi nghĩa giành chính quyền  8-1945  tại Yên Bái.  Sau Tông khởi nghĩaông là Chủ tịch  Việt Minh  tỉnh Yên Bái.
Yên Bái  lúc đó có quân đội Trung hoa dân quốc   đóng ,hỗ trợ lực lượng Việt Namquốc dân đảng . Tháng 11-1945 các phần tử chống cộng trong Việt Nam quốcdân đảng  với sự hậu thuẫn của  các sỹ quan Quân đội Tưởng Giới Thạch đã sát hại ông.
Cụ Nguyển Văn Phúc hiện còn con gái tên là Nguyễn thị Đức   87 tuổi sống tại Ha Nội (đt 04 6211534). Hai cháu ngoại Phó Thiên Tùng (đt  0913217900  e-mail phothientung@gmail.com) và        Phó Thiên Phóng (đt 0913215855). Gia đình sẻ gừi bài, ảnh của cụ Nguyển Văn Phúc cho BLOG

2. Phan Vân  tức Nguyễn Văn Nữ ,sinh 1910 tại xã An Trường,huyện Càn Long,tỉnh Trà Vinh. Ông từng  ham giaViệt Nam quốc dân đảng,năm 1929 gia nhập Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chíhội. Tháng 6-1930 được kết nạp vào Đảng cộng sản Đông Dương. Ông tổ chứcbiểu tình ủng hộ Xô Viết Nghệ Tĩnh,Năm 1934 là ủy viênXứ ủy Nam Kỳ.  Ông bị bắt,bịkết án, đầy ra Côn Đảo . Năm 1936 được trả tự do. Ông về Nam Bộ hoạtđộng công khai. Na9m 1939 ông bị bắt, đầy đ Mađagasca cho tới 1946. Ông từnglà bí thư tỉnh ủy Vĩnh Long, Mỹ Tho.

3. Võ Sỹ  (1912-1948)  ông sinh tại thôn Lươmg Nông,xã Đức Minh,huyện Mộ Đức, tỉnh Quảng Ngãi,
Năm 1927 mới 15 tuổi ông tham gia Việt nam thanh niên cách mạngđồng chí hội, 1930 vào Đảng công sản Đống Dương.Năm
1932 ông bị bắt,bị đầy lên nhà tù Lao Bảo, ông tích cựchọc tập lý luân,tham gia các hoạt động cuả tổ chức Đảng trong tù,tích cực làm côngtác binh vận.Thấy ông là phần tử nguy hiểm,Thực dân Pháp  đầy ông ra Côn Đảo cùngvới Võ Thúc Đồng, Hà Thế Hanh.Tại Côn Đảo ông tham gia Chi ủy tòan đảo,  lãnh đạođấu tranh đòi cải thiện chế độ nhà tù. 
Tháng 9-1945 ông được chính quyền cách mạng đón về   Nam Bộ.,Ông   cùng ông Nguyễn Văn Linh nhận  công tác tại Sài Gòn-Chợ Lớn,Ong từnglà Bí thư Thành ủy.
 Năm 1947 trong một trận càn của quân thù,tại Láng Le ,ông anh dũng hy sinh,khi mới 36 tuổi.
Liên lạc: Con trai Võ Minh (cán bộ CA hưu trì tại TPHCM).

Các tư liệu về 3 cựu tù chính trị Côn Đảo này do cụ Nguyễn ThọChân cung cấp.

Thứ Hai, 1 tháng 8, 2011

Nguyễn Danh Đới

Nguyễn Danh Đới  tự Điền Hải   (9-1905  8-1943):   Sinh tại xã Đông Trang,huyện Kiến Xương , tỉnh Thái Bình trong mộtgia đình có truyèn thống yêu nước. Ông nội là nghĩa sỹ Văn Thân ,từng cầmquân chống Pháp tại NamĐịnh năm 1883.Cha ông là  đảng viên Quang phục hội,hy sinh 1913. Khi học tại TrườngThành Chung Nam Định ông kết bạn với Nguyễn Đức Cảnh, Đặngh XuânKhu (Trường Chinh), Nguyễn Văn Năng... Họ cùng nhau trao đổi về cãnh mất nước,bànluận về chính sự. Ông tham gia vân động để tang cụ Phan Chu Trinh vào 1926. Đượcgửi đi Quảng Châutham dự lớp huân luyện cách mạng do Nguyễn Ái Quốc tổ chức. Saukhoá học ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chí hội.Khi về nứơc ônglà Bí thư kỳ bộ Bắc kỳ của Tổ chức thanh niên cách mạng,trực tiếp làm Bí thư HàNội.Tháng 2-1929 ông bị bắt,kết án 5 năm khổ sai , đầy ra Côn Đảo.TạiCôn Đảo ông vận động một số đảng viên Quốc dân Đảng ngả theo Đảng cộng sản.
Năm 1934 mãn hạn tù. Ông về Thái Bình ,tham gia khôi phụctổ chức cách mạng địa phưiơng bằng nhiều hình thức. Năm 1936 ông tích cực thamgia dịch các loại sách lý luận cách mạng,tham gia viết báo cho LeTravail,Rassemblement, tham gia nhiều hình thức đấu tranh công khai.
Tháng 6-1940 ông bị bắt tại Thái Bình, bị đưa đi trại giam BắcMê. Ôngqua đời trong nhà tù vào 8-1943.
Tư liệu do cụ Nguyễn Thọ Chân cung cấp.

Các cựu tù

1. Lê Quang Sung (tức Hoàng), người Quảng Nam, bí thư Đảng đầu tiên của Sài Gòn-Chợ Lớn. Có vợ là bà Sáu Điếc cùng bị bắt,giam tạikhám lớn Sài Gòn. Cùng bị xử với Ngô Gia Tự, Lê Văn Lương, Phạm Hùng vào 5-1933. Bị kết án tử hình,sau giảm xuống chung thân.Bị đầy ra Côn Đảo 1933.

2. Lều Thọ Nam: Sinh ngày17-7-1909 tại xã Nhị Khê, huyện Thường Tín ,tỉnh Hà Đông (nay thuôc Hà Nội). Ông là hậu duệ của Mạc Đăng Dung, thuộc hệ phã Mạc Phúc trì (cháu Mạc Mậu Hợp), saukhi Nhà Mạc  bị diệt vong nên phải thay tên đổi họ chốn bị truy sát.Ông cùng ông Trường Chinh tham gia thành ủy HàNội  Đảng cộng sản từ 1930, phụ trách thanh niên,học sinh. Ông  bịbắt vào 9-8-1930,bị kết án 10 năm khổ sai,10 quản thúc,bị đầy ra Côn Đảo.Ông Vượt ngục  năm  1934 ,hy sinh trên biển.

3. Võ Phong: Sinh 1908 tại xã Nghi Trung, huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An.Năm 1927 tham gia Việt Nam cách mạng đồng chí hội, năm 1929 gia nhập đảng cộng sản.  Năm 1930 là thành ủy viên  Thành ủy Sài Gòn, khi Ngô Gia tự là bí thư. Năm1931 bị bắt,bị đưa ra xử tại phiên toà Đại hình ,tháng 5-1933 tại Sài Gòn cùng Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương...  bị kết án chung thân,sau đó bị đày ra Côn Đảo.  Năm 1936 nhiều  tù chính trị bị xử cùng phiên Toà được giảm án ,trở về đất liền. Nhưng ông cùng cụ Tôn Đức Thắng, Phạm Hùng, Lê Văn Lương  bị giữ lại, được giải phóng vào 9-1945. Ông về Nam Bộ tham gia kháng chiến chống Pháp.

(Tư liệu do cụ Nguyễn Thọ Chân Trưởng ban liên lạc tù chính trị tp Hồ Chí Minh cung cấp).



 Trả lời

 Chuyển tiếp


chienha không có mặt để trò chuyện

Chủ Nhật, 31 tháng 7, 2011

Tô Hiệu

Mời đọc!

Trần Văn Mãng và Nguyễn Văn Thiệt

1. Cựu tù Trần Văn Mãng:


2. Cựu tù chính trị Nguyễn Văn Thiệt  (em rể cựu tù Côn Đảo Trần Văn Mãng) - bí thư Tỉnh ủy Long An, đại biểu Quốc hội khóa I (1946).

Thứ Hai, 25 tháng 7, 2011

Nguyễn Văn Nhanh

Nguyễn Văn Hanh tức Nhuận là một trong nhửng đảng viên Đảng cộng sản Đông Dương lớp đầu tiên , ông bị bắt tại Sài Gòn , giam tại đồn Polo vào 1931.Trong các ngày 2 đến 9-5-1933 Thực dân Pháp mở phiên Toà Đại hình xử Đảng cộng sản Đông Dương. Nguyễn Văn Hanh cùng gần 120 đồng chí trong đó có Ngô Gia Tự, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Hà Huy Giáp, ... bị mang ra xét xử tại phiên toà nổi tiếng này. Ông bị kết án tử hình,sau giảm xuống chung thân, bị đầy ra Côn Đảo.
Cuối 1935 theo sự bố trí của Đảng ủy Côn Đảo ,ông cùng Ngô Gia Tự và 10 đồng chí nữa tiến hành vượt ngục. Ông cùng các đồng chí đã anh dũng hy sinh trên biển.
Tư liệu do cụ Nguyễn Thọ Chân và Trang đdiện tử danh nhân tỉnh Đồng Tháp cung cấp.

Phan Văn Hùm

Hai cựu tù chính trị Côn Đảo trước 1945 Tạ Thu Thâu , Phan Văn Hùm không phải là Đảng viên Đảng cộng sản, họ là các nhà cách mạng Trotkit (tả khynh). Trước đây bị coi là kẽ thù cũa Đảng Cộng sản, song họ là những người yêu nước, đã hết lòng đấu tranh cho sự nghiệp giải phóng dân tộc.
Mời đọc!

Dương Bạch Mai

Mời vào Wikipedia!

Tạ Thu Thâu

Mời đọc!

Thứ Bảy, 23 tháng 7, 2011

Đặng Quang Minh

Đặng Quang Minh tức Đặng Văn Quang.
Ông là giáo viên ,người Cần Thơ. Ông sớm giác ngộ cách mạng,tham gia Đảng cộng sản trongthời kỳ Măt trận dânchủ  1936-1939. Ông bị bắt, bịkết án  đầy ra Côn Đảo trước  1940, Ông được giải phóng 9-1945, về NamBộ tham gia kháng chiến.
 Trong thời kỳ kháng chiến chống Mỷ ông là Đại sứ Mật Trận  dân tộc giải phóng Miền Nam Việt nam tại Liên Xô, cùng thời gian đó  Đại sứ Việt Namdân chủ công hoà tại Liên Xô là cưu tù Côn Đảo Nguyễn Thọ Chân. Hai người quen biết nhau từ thời gian bị giam cầm tại Côn Đảo, cùng được chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ trên một chuyến tàu.  
Trong những năm cùng là Đại Sứ tại Liên Xô,  hai cựu tù chính trị Côn Đão luôn phối hợp chặt chẽ trong công tác ngoại giao, tranh thủ sư ủng hộ cùa nhân dân Liên Xô,quốc tế cho cách mạng  Việt Nam, cáchmạng  Miền Nam.
Sau 30-4-1975 ông Đăng Quang Minh về  công tác, hưu trí tại Sài Gòn.
Ông mất tại Sài Gòn.
Tư liệu do cụ Nguyễn Thọ Chân cung cấp.

Nguyễn An Ninh

Mời đọc!!!

Nguyễn Thanh Hà

Nguyễn Thanh Hà tức Nguyễn Thành A   
 Ông sinh 1916 , tại xã An Bình, huyệnCao Lãnh, tỉnh Đồng Tháp. Ông tham gia hoạt động trong phong trào Công Đoàn từ1936 . Là chủ nhiệm Báo Lao Động trong các năm 1937-1939. Ông được kếtnạp vào Đảng cộng sản Đông Dương 1938.
Cuối 1939 , ông bị bắt,bị  kết án 3 năm rưỡi cấmcố.bị đầy ra Côn Đảo.Mãn hạn  tại Côn Đảo  ông bị đưa đến trại tập trung Bà Rá ,bị Thựcdân Pháp giam giữ đến 3-1945.Sau khi Nhật đảo chính Pháp, ông vượt ngục về thamgia hoạt động tiền khởi nghĩa,tham gia Tổng khởi nghỉa giành chính quyền vào8-1945 tại Nam Bộ,  Sau cách mạng tháng 8-1945 ông tham gia Thường vụ Thành ủy Sài Gòn. Trong Kháng chiến chốngPháp ông chíến đấu tại nam Bộ. Năm 1954  ông tham gia Đoàn Việt Nam dân chủ cộnghoà dự hội nghị quốc tế bàn về việc chấm dứt chiến tranh Việt nam,Đông Dương tại Gioneve.
Từ 1955 ông công tác tại Bộ Ngoại Giao , từng là Vụ trưởng Vụcác nước Xã hội chủ nghĩa.  Ông từng là Đại sứ Việt Nam Dân chủ cộng hoà tại Tiệp Khắc, Hungaria,Rumania,Cuba,Mali, Nam tư. Ông nghỉ hưu tại tp Hồ ChíMinh.
Tư liệu do cụ Nguyễn Thọ Chân cung cấp.

Võ Công Tồn

Võ Công Tồn   tức "Hội đồng Tồn"  (1891-1942).
Người xã long Hiệp. TổngLong Hưng Hạ, huyện Bến  Lức , tỉnh ChợLớn nay thuộc Long An.  Là một phú gia lớn,  ông trọngcông bằng,sớm có lòng yêu nước.Năm 1916 ông thamgia cuộc bạo động của Thiên điạ hội,đểgiải cứu cho Phan Xích Long bi giam tại khám lớn Sài Gòn..Sau đó tham gia “Đảng thanh niên cao vọng” của Nguyễn An Ninh, Năm 1927 ông tổ chức chi nhánh khuyếnhọc ở Gò Đen để nâng cao dân trí. Năm 1927 ôngcùng Trần Huy Liệu, Nguyễn Phương Thảo (NguyễnBình) thành lập Kỳ Bộ Nam Kỳ cũa Việt Nam quốcdân Đảng. Sau Khởi nghĩa Yên Bái, ông bịbắt,bị kết án 18 tháng tù.

Lương Văn Tụy

 Lương Văn Tuy   1914-1932      Người xã Quỳng Lưu, huyện Nho Quan ,tỉnh Ninh Bình.LÀ con trai cụ Lương Văn Thăng ,mộttrong nhữngđảngviên Đảng cộng sản đầu tiên của TỉnhNinh Bình, là hậu duệ cũa Trạng Nguyên LươngThế Vinh.
 Ông   khi đi học ,học giỏi,rấtthông minh, Năm 15 tuổi ông được Nguyễn MạnhHoan giác ngộ,dìu dắt hoạt động , đượckết nạp vào Việt Nam thanh niên cách mạng đồngchí hội .Khi đứng trong tổ chức cách mạng ônghoạt động rất hăng hái , đượccác đồng chí lớn tuổi mến , phục.
Năm 1930 ông cùng Nguyễn Mạnh Hoan tham giatreo cờ đỏ,búa liềm trên núi Thúy tại Thị xảNinh Bình,bị mật tám Pháp bắt. Ngày 24-1-1930  bịi đưara xử tại Toà án Ninh Bình,  Toà cho rằng ông còn nhỏ,bị xúi dục. Ông hiên ngang nói trước Toà:”Tôi đã suynghĩ kỹ.Nước mất nhà tan ai cũng có trách nhiệmđánh đuổi kẻ cước nước,NgướiViệt Nam không bao giờ sống quỳ ,cam tâm làm nô lệ”. Ông bịkết án 15 nam tù khổ sai, đầy ra Côn Đảokhi tròn 16 tuổi.
 Năm 1932 cùng một số tù chính trị vượtngục. Ông vàcác đồng chí hy sinh trên biển, khitròn 18 tuổi.
Lương Văn Tuy là một chiến sỹcách mạng -thiếu niên anh hùng.
(Tư liệu do cụ Nguyễn Thọ Chân cung cấp).
Tham khảo!!!

Hai anh em họ Đào Duy

Đào Duy Kỳ
Đó là Đào Duy Kỳ và Đào Duy Dếnh, sinh trong một gia đình trí thừc lớn lại Huế, có anh là Đào Duy Anh một nhà khoa học-văn hoá lớn. Hai anh em đều từng học ở Huế, Hà Nội,  có bằng tú tài ,tham gia hoạt động cách mạng tại Hà Nội. Bị thực dân Pháp bắt tại HàNội; bị kết án, đầy ra Côn Đảo.
Thời kỳ  1936-1939 ông Đào Duy Kỳ làm báo Thế Giới , một ấnphẩn công khai của Đảng – Năm 1939 ông Kỳ rút vào hoạt động bí mật,tham gia Xứ ủyBắc Kỳ,phụ trách Hà Nội. Ông bị bắt vào 1942 mbị kết án ,đầy lênSơn La,sau đó đầy ra Côn Đảo.
Ông Đào Duy Dếnh tham gia hoạt động tại Hà Nội , bị bắt  vào1942 ,bị kết án đầy lên Sơn La ,sau đó đầy ra Côn Đảo.

Những tác phẩm nghiên cứu của Đào Phan

Mời đọc!!!

Tô Chấn

Mời vào đọc!!!

Thứ Hai, 18 tháng 7, 2011

Nguyễn Hới

Nguyễn Hới    1909-1935  
  Ôngsinh tại Hải Dương ,song gia đình sống tại Hải Phòng.   Cha,mẹ  ông là những ngườiyêu nước,nhiệt tình ủng hộ các chiến sỹ yêu nước.Thủa nhỏông học rất giói, đả học đến năm thứ 3 cao đảng Tiểu học.Ôngtham gia bãi khoá đòi trả tự do cho cụ Phan Bội Châu,vân động để tang cụ PhanChu Trinh , đấu tranh chống sưu cao thuế nặng... Ông được kết nạp vào Việt Namthanh niên cách mạng đồng chí hội 1927. Sau khi thống nhất Đảng cộng sản vào3-2-1930 ông được  đề cử vào Ban chấp hành trung ương lâm thời, là Ủy viên thườngvụ, kiêm Bí thư tỉnh ủy Nam Định. Ông là người trực tiếp lãnh đạo cuộcđấu tranh của 4000 công nhân Nhà máy dệt Nam Định vào đầu 1930. Cùng với cuộc đấutranh của 5000 công nhân cao su Phú Riềng Nam Bộ, cuộc đấu tytranh của công nhânNhá máy dệt Nam Định là hai cuộc đấu tranh có quy mô lớn   đầu tiên của giai cấpcông nhân Việt Nam dưới sự lãnh đạo của Đảng cộng sản.

Chủ Nhật, 17 tháng 7, 2011

Phạm Hữu Lầu

Mời xem!!!

Ảnh tư liệu

Cụ Tôn cùng vợ chồng bạn tù Nguyễn Thanh Sơn (trái) và Nguyễn Văn Thiệt (bìa phải).

Nguyễn Đức Chính

Nguyễn Đức Chính   1908  - ???
Ông sinh ra trong một gai đình cha là viên chức nhỏ tại   làngMọc, Chính Kinh   ngoại thành Hà Nội. Thủa nhỏ ông đi học trong hoàn cảnh gia đìnhkhó khăn,cha mất khi ông lên 9 tuổi, Ông thi vào Trường sư phạm tiểu học, Tốtnghiệp ra dậy  học  tại  Hà Nội.
Ông là bạn của Nguyễn Thái Học ,và  là  một yếu nhân của ViệtNam Quốc dân Đảng . Năm 1930 sau khởi nghĩa Yên Bái ,Quốc dân đảng bị khủng bốtrên quy mô lớn, ông bị bắt,bị kết án đầy ra Côn Đảo cùng Trần Huy Liệu, Trần Xuân Độ. Tại Con Đảo ông giác ngộ cương lĩnh đấu tranh của Đảng cộng sản. Là một nhà giáo ông rất tich cực tham gia giảng dậy văn hoá cho tù chính trị, trong đó có Nguyễn Văn Linh, sau này là Tổng Bí thư BCH Trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Tại Côn Đảo  năm 1934 ông đươc kết nạp vào Đảng Cộng sản Đông Dương.


Tạ Uyên

Tạ Uyên     (5-8-1898   -10-12-1940)        còn có tên là Thanh, Đồng, Châu Xương.
Ông là người thôn Côi Trì,  xã Yên Mỹ, huyện  YênMô , tỉnh Ninh Bình , Ông sinh ratrong một gia đinh khá giả, được đi học , đã có bằng khoá sinh. Năm 1927gia nhập Việt Nam thanhniên cách mạng đổng chí hôi.Tháng 6-1929 gia nhật Đông Dương cộng sản Đảng, Ngày 19-11-1929 ông bị bắt tại Ninh Bình ,bị  đưa ra Toà án  xử  vụ án cộng sản đầu tiên tại Ninh Bìnhcùng với Lương Văn Tuy, Nguyễn Văn Hoan,bị kết án 20 năm khổ sai.Ngày 28-4-1940bị đày ra Côn Đảo vào ngày  28-4-1930.
Tại Côn đảo ông rất chịu khó học tập nhăm nângcao trình độ lý luận cách mạng,hiểu biết về tri thức ,văn hoá...

Nguyễn Hữu Tiến

Nguyễn Hữu Tiến  (3-3-1901 -   18-1-1941)  
Ông người làng Lũng Xuyên, xả Tiên Thắng, huy6ẹn Duy Tiên ,Tỉnh Hà Nam.
Năm 1927 ông tham gia Việt Nam thanh niên cách mạng đồng chíhội,năm 1929 gia nhập Đông Dương cộpng sản Đảng. Ngày 22-5-1931 ông bị bắt,bị   mậtthám Pháp tra tấn khai thác rất dã man, đến gẫy chân,(có  bí danh là Tiến què).Ông bịToà án Hà Nam kết án tử hình,sau giảm xuống chung thân, đầy ra Côn Đảovào 15-3-1933 cùng với Lê Duẩn,Trần Quang TẶng,Nguyễn Văn Phúc... Tại Côn Đảo ôngđược cử vào Ban lãnh đạo Đảng bộ nhà tù.Ngày 30-4-1935 ông cùng Tống Văn Trân,TạUyên ...vượt  ngục  thành công về Tây Nam bộ.

Vũ Văn Hiếu

Vũ Văn Hiếu (1907-1940)   Ônglà người xã Quần Phương  ( nay là Hải Anh), huyện Hải Hậu, Tỉnh Nam Định .Ông họchết năm thứ 2 Trường Thành chung Hải Phòng. Do tham gia phongtrào đấu tranh của học sinh trong các năm 1926-1927 bị đuổi học. Ông làm thợ tạiTrưởng kỹ nghệ thực hành Hải Phòng. Ông từng lãnh đạo quần chúngbkéo lên Hà Nộiđòi trả tự do cho cụ Phan Bội châu nên bị đuổi việc.Năm 1928 ông ra Hòn Gai làmthợ mỏ, đồng thời dậy  học cho con em công nhân,  Tại đất mỏ ông tham gia ViệtNam thanh niên cách mạng đồng chí hội.  Năm 1929 được kết nạp vào ĐộngDương cộng sản Đảng. Ông từng làm bí thư chi bộ mỏ Hà Tu,Ủy viênBan cán sự , rồi Bí thư Đảngbủy Hòn Gai-Cẩm Phả- Cửa Ông., Bí thư Đặc ủy Khu Mỏ.

 Đầu 1931 ông bị bắt,bị kết án khổ sai chung thân ,bị đầy raCôn Đảo.

Nguyễn Viết Lục

Nguyễn Viết Lục (1907-1935)   Ông là người xã Yên trường, huyện Hưng Nguyên nay là Khu phố 5 thànhphố Vinh,nơi có nhiều cuộc nổi dậy chống Pháp. Ông tham gia phongtrào đấu tranh của công nhân Bế Thủy từ 1926-1927, được kết nạp vào TânViệt cách mạng Đảng,lập cơ sở liên lạc cũa Tổng Bộ ở Vinh vào 1929.Tháng2-1930  ông tham gia cuộc họp thành lập Đông Dương cộng sản liên đoàn  tại bến đòTrại , Hà Tĩnh. Cuộc họp bị mật thám Pháp vây bắt. Ong dủng cảm yểm trợ hạ sát một mật thám, giúp cho các đồng chí trốn thoát. Ông chốn raHà Nôi,sau đó ra Hòn Gai làm công nhân, được kết nạp vào Đảng Cộng sản ĐôngDương, là Ủy viên Đặc khu ủy Hòn Gai, sau đó là Bí thư.Năm 1931 ông bị bắt,bị kếtán cùng 40 đồng chí tại Hội đồng Đề hình  vào ngày 13-5-1931.Tại phiên toà ônghiên ngang tuyên bố mình là đảng viên cộng sản,và nói” Đó là lẽ sốngcủa người nghèo khổ”. Ông lĩnh án chung thân ,  tháng 7-1931 bịđầy ra Côn Đảo.Tại Côn Đảo ông tham gia Ban lãnh  đạo tổ chức Đảng.