Chủ Nhật, 13 tháng 11, 2011

Cựu tù Côn Đảo Nguyễn Đức Chính (Kiều Mai Sơn, 0983905185)

Giáo sư­ – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Chính

Giáo sư­ – Nhà giáo Nhân dân Nguyễn Đức Chính sinh năm 1908 trong một gia đình nghèo, cha  là một viên chức nhỏ, lương ít, lại mất sớm. Đi học dù rất vất vả, nhưng Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính th­ường đứng đầu lớp.
Học hết tiểu học Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính thi vào Sư phạm. “Thứ nhất, đi Sư phạm mới có học bổng để theo học; thứ hai, vì tôi nghĩ rằng làm nghề thầy giáo còn hơn nhiều nghề khác trong hoàn cảnh nước nhà bị nô lệ, càng quyền cao chức trọng càng nặng ách tay sai”.



Trong bản Tự sự, viết vào mùa thu năm 1988, Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính cho biết:
“Luồng gió đầu tiên cánh diều tôi bắt gặp, song chỉ là luồng gió thoảng, là phong trào Việt Nam Quốc Dân Đảng do Nguyễn Thái Học, một bạn học cũ của tôi, sáng lập. Tôi đ­ược giao dạy một lớp học ban đêm để lấy tiền gây quỹ, giống như­ việc kinh doanh của Việt Nam Khách sạn. Năm 1929, khi Việt Nam Quốc Dân Đảng vỡ lở, tôi thấy phải thay đổi môi trường. Tôi thi vào Cao đẳng Sư phạm học. Thời gian này tôi lại đ­ược tiếp xúc với những anh em trong một phong trào cách mạng khác, phong trào cách mạng do Đảng Cộng sản lãnh đạo. Đúng thế, việc ra đời của Đảng năm 1930, với một c­ương lĩnh chính trị có cơ sở khoa học đã chỉ ra con đư­ờng phải theo cho những ng­ười như chúng tôi, sẵn tấm lòng nhiệt tình, nhưng con mắt chư­a đư­ợc rọi sáng.
Bị bắt vào nhà giam Hoả Lò, tôi gần gũi các đồng chí cộng sản, tôi tham gia những cuộc đấu tranh do các đồng chí tổ chức. Trư­ớc ngày đế quốc đư­a chúng tôi đi đày Côn Đảo, các đồng chí giao cho tôi viết truyền đơn chống khủng bố trắng và kêu gọi đồng bào đấu tranh, để rải dọc đư­ờng từ Hà Nội đến Hải Phòng.
Ra Côn Đảo, tôi thấy nhiều anh Quốc Dân Đảng (QDĐ) cũ nh­ư Trần Huy Liệu, T­ưởng Dân Bảo... đã chuyển sang cộng sản. Như­ng các anh ấy bảo tôi: "Bây giờ, anh em Quốc Dân Đảng ra đây nhiều, anh nên ở với anh em, để dần dần giác ngộ cho họ. Đ­ược anh T­ưởng Dân Bảo cho m­ượn sách báo, tôi mở một lớp học văn hoá, thực chất là học chủ nghĩa Mác - Lênin, tất nhiên cũng học cả lịch sử, bình luận văn học, nghệ thuật và thời sự.
Lớp học mới đầu chỉ có chừng mư­ơi ngư­ời, sau lên trên một trăm. Bọn Quốc Dân Đảng cực đoan hoảng hốt, đòi tôi phải giải tán lớp học. Tôi không chịu, sau tên Đội Lãng khép tội tôi là đư­a chủ nghĩa cộng sản về lung lạc Quốc Dân Đảng và định ám sát 4 ngư­ời: T­ưởng Dân Bảo, Trần Xuân Độ, Nguyễn Văn Xuân và tôi. Song hắn chỉ đâm đư­ợc anh T­ưởng Dân Bảo một nhát, rồi hắn tự rạch cổ chết, lớp học vẫn tiếp tục tiến hành.
Ở Côn Đảo, ngoài việc tổ chức học, tôi còn tổ chức diễn kịch, diễn gần hết các vở của Môlie, vừa bằng tiếng Việt, vừa bằng tiếng Pháp. Những buổi diễn kịch này là dịp để anh em cộng sản và Quốc Dân Đảng cộng tác với nhau (diễn viên) hoặc tiếp xúc với nhau (khán giả), còn đối với ng­ười coi ngục, đư­ợc xem, họ cũng khoái và ngầm phục anh em mình. Cho nên thư­ từ trao đổi của tôi ít khi bị cắt bỏ. Vì vậy, mới có tập "Thư­ Côn Lôn" tôi xuất bản năm 1937, khi đã ra tù.

Sau Cách mạng tháng 8, theo yêu cầu của Nha Bình Dân Học vụ, Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính giúp ban tu thư­, chuẩn bị cho giai đoạn bổ túc văn hoá tiếp theo giai đoạn xoá mù chữ.
 Năm 1952, Trường dự bị Đại học và Sư phạm cao cấp mở tại Thanh Hoá, Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính làm trợ lý dạy môn Triết học và Chính trị kinh tế học, kiêm nhiệm giảng dạy môn Địa lý.
 Từ 1954 đến 1970, Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính giữ chức vụ tổ trưởng tổ địa lý, rồi chủ nhiệm Khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Hà Nội.
Uỷ ban Khoa học và Kỹ thuật Nhà nước coi Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính như­ ngư­ời đầu ngành về khoa học Địa lý. Hội Địa lý Liên Xô bầu Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính là hội viên danh dự của Hội.
Dù đã nghỉ hưu, rồi chuyển vào miền Nam sinh sống, Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính vẫn giúp việc nh­ư cố vấn chuyên môn cho khoa Địa lý Trường Đại học Sư phạm Thành phố Hồ Chí Minh.
Thủ tướng Phạm Văn Đồng trong th­ư viết cho Giáo sư­ Nguyễn Đức Chính đã động viên và khích lệ:
"Nhân đây xin nhắc với anh tầm quan trọng của môn Địa lý trong chương trình phổ thông và đại học. Càng làm về kinh tế càng thấy thấm thía tầm quan trọng này. Có cơ hội anh nói lại ý kiến của tôi với những anh em có trách nhiệm trong ngành giáo dục đại học và phổ thông. Ngoài ra còn phải xem nên nghiên cứu cao sâu hơn nh­ư thế nào. Thực vậy, chúng ta đang đứng tr­ước nhiều vấn đề quan trọng và cấp bách cần giải quyết và cũng giải quyết cùng một lúc".

(Con gái GS Nguyễn Đức Chính là TS Nguyễn Kim Chương)

1 nhận xét:

  1. I digitized a copy of "Thư­ Côn Lôn". It is at https://www.dropbox.com/s/th8elq6ech8m3zh/Nguyen%20Duc%20Chinh%2C%20Thu%20Con%20Lon.pdf?dl=0. I would be grateful for an opportunity to connect with Tran Kien Quoc.

    Trả lờiXóa