Thứ Sáu, 12 tháng 8, 2011

Cựu tù Trần Văn Sớm, Trần Văn Hiển, Nguyễn Hùng Phước, Nguyễn Văn Vực

1. Trần  Văn Sớm:   Sinh 1918 tại xã Long Điền, huyện Giá Rai, tỉnh Bạc Liêu. Ông tham gia phong trào Đông Dương Đại hội. Năm 1936 đuợc kết nạp vào Đảng cộng sản. Năm 1940 tham gia  Nam kỳ Khởi nghĩa. Sau khi khởi nghĩa thất bại, ông tham gia khôi phục phong trào, làm Bí thư Ban cán sự tỉnh Bạc Liêu (Bí thư tỉnh ủy). Năm 1943ông bị bắt, bị kết án, đày ra Côn Đảo.
Tháng 9-1945 đươc Chính quyền cách mạng  đón về Nam Bộ.
Trong hai chuộc klháng chiến ông giữ nhiều chức vụ quan trọng. Tại Đại hội Đảng IV (1976) ông đươc bầu vào Ban chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam.
Ông nghỉ hưu và mất tại thành phố Hồ Chí Minh.
Con trai: Trần Văn Phong (08.38116264)

2. Trần Văn Hiển (tức Hương), người SơnTây, bị bắt đầu thập kỷ 40, bị đầy đi Sơn La, sau đó đầy ra Côn Đảo (khoảng cuối 1943). Ong được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ vào tháng 9-1945. Trong kháng chiến chống Pháp, ông là Khu ủy viên Khu 9. Năm 1954 tập kết ra Bắc, công tác trong ngành Thương nghiệp, kinh qua các chức vụ Thứ trưởng, Bộ trưởng Bộ Nội thương.
Tại Đai hội Đảng IV (1976), ông được bầu vào Ban Chấp hành trung ương Đảng cộng sản Việt Nam. Ông nghỉ hưu, sống tại Hà Nôi.

3. Nguyễn Hùng Phước:  Sinh 1922 tại Vĩnh Long. Ông tham gia hoạt động cách mạng tại Bạc Liêu, SócTrăng, tham gia Nam Kỳ khởi nghĩa 1940. Ông bị bắt ,bị kết án tư hình, sau giảm xuống chung thân, bị đầy ra Côn Đảo vào cuối 1943.
Tháng 9-1945 ông đươc Chínhquyền cách mạng đón về Nam Bộ, phân công về Khu 9  cùng Phan Trọng Tuệ, trao trách nhiệm Quân khu phó. Trong một trận chiến đấu tại Cần Thơ, ông anh dũng hy sinh.

4. Nguyễn Văn Vực:   người Thái Bình , ông có công lớn trong việc khôi phục phong trào cách mạng   Thái Bình sau giai đoạn thực dân Pháp tiến hành khủng bố trắng vào 1939. Ông bị bắt 1940, bị kết án 20 năm tù, bị đày đi Sơn La, cuối 1943 bị đày ra Côn Đảo.
Tháng9-1945 được Chính quyền cách mạng đón về Nam Bộ, phân công làm Bí thư tỉnh ủy SócTrăng, rồi Bí thư Khu Ủy Khu 9. Ông mất tại Nam Bộ trong kháng chiến chống Pháp.

1 nhận xét:

  1. Lần đầu vào web site này. Cảm ơn anh Kiến Quốc.
    Anh còn thiếu quá nhiều cựu tù Côn Đảo (tù chính trị) được về sau khởi nghĩa năm 1945. Từ Bác Tôn, Lê Duẫn, Phạm Hùng, Lê Văn Lương, Nguyễn Văn Linh, v.v... đến Phan Văn Đáng, Mai Chí Thọ, Phạm Văn Bường, Nguyễn Hữu Xuyến ...
    Em không thể kể hết ở đây.
    Mong hợp tác với anh.
    Văn Hoài Nam, K7 Trường Trỗi.

    Trả lờiXóa