Tù chính trị Côn Đảo 30-45
Sưu tầm, giới thiệu các tư liệu về cựu tù chính trị bị thực dân Pháp lưu đày tại nhà tù Côn Đảo thời gian từ đầu thế kỷ 20 đến 1945
Thứ Tư, 19 tháng 8, 2015
Thứ Tư, 12 tháng 8, 2015
Chủ Nhật, 9 tháng 8, 2015
THÔNG BÁO!!!
Sáng nay, 10/8/2015, VTV thông báo: lịch phát sóng phim "NHỮNG NGƯỜI LÀM CMT8 Ở HÀ NỘI" có thay đổi.
Sẽ khởi chiếu vào 8g sáng thứ ba, 11/8/2015, trên VTV2 và phát lần lượt 6 tập đến chủ nhật 16/8/2015.
Ai ở xa có thể xem trực tuyến trên VTV2 Online, đúng 8g (giờ VN):
http://vtv.vn/truyen-hinh-truc-tuyen/vtv2.htm
Chỉ cần click vào nút Play là xem được, kể cả ở cơ quan hoặc xa tận hải ngoại!
Chỉ cần click vào nút Play là xem được, kể cả ở cơ quan hoặc xa tận hải ngoại!
Thứ Tư, 31 tháng 12, 2014
Thứ Hai, 20 tháng 10, 2014
Lương Khánh Thiện, cựu tù Côn Đảo (Trần Kháng Chiến)
Sinh thời cha tôi khi dạy con cái về tình bạn, tình đồng chí thời hoạt động bí mật gian khổ, vào sống ra chết, cụ thường nhắc đến các đồng chí đã hy sinh như Tống Văn Trân, Ngô Gia Tự, Lương Khánh Thiện...
Ảnh chụp thời gian 13-20/7/1929. |
Ảnh chụp thời gian 14-26/7/1930. |
Lương Khánh Thiện với số 113195. |
Vừa qua chị Lương Thúy Bình - con gái liệt sỹ Lương Kháng Thiện, bạn tù của cha tôi tại Côn Đảo thời gian (1930-1936) - có gửi cho tôi 6 bức ảnh quý của liệt sỹ Lương Khánh Thiện khi bị bắt (trong lưu trữ của Sở Mật thám Đông Dương). Sau khi nhận được các bức ảnh này tôi gửi ngay cho Bảo tàng Côn Đảo.
Cụ Lương Khánh Thiện là người Hà Nam, từng học Trường cao đẳng nghề tại Hải Phòng cùng cụ Hoàng Quốc Việt. Hai người cùng tham gia hoạt động cách mạng, cùng bị bắt, cùng bị đày ra Côn Đảo.
Năm 1936 cụ Thiện cùng cha tôi bị đưa ra Bắc, chịu sự quản thúc của chính quyền Thực dân Pháp và Nam Triều. Sau khi ra tù, cụ Thiện tiếp tục hoạt động, tham gia Xứ ủy Bắc kỳ, từng là Bí thư Hà Nội, Bí thư Xứ ủy.
Cụ bị Thực dân Pháp bắt 1940, bị kết án tử hình. Cụ Lương Khánh Thiện hy sinh 1941 tại Kiến An.
Chị Lương Thúy Bình cùng học với anh Đỗ Long tại Đại học Ngoại ngữ Bắc Kinh. Trong thời gian chị học tại Bắc Kinh được cha tôi quan tâm, dành cho chị sự chăm sóc ân tình. Sau khi tốt nghiệp, chị Bình nhận công tác tại Bộ Công an. Trước khi nghỉ hưu chị là Cục trưởng, hàm đại tá.
Thứ Ba, 16 tháng 9, 2014
Thứ Tư, 18 tháng 6, 2014
Ảnh các cựu tù Côn Đảo
Khi tới thăm Bảo tàng Côn Đảo, tôi ghi được 1 số tư liệu quý.
Ảnh trưng bày ở Bảo tàng. |
Tù chính trị 1930-45. |
Các vị sau này là lãnh đạo nhà nước. |
Cụ Tống Văn Trân, thầy của cha tôi. |
Cụ Võ Thúc Đồng. |
Cụ Lê Đức Thọ. |
Cụ Lê Văn Sỹ. |
Cụ Nguyễn Bình. |
Cụ Trần Văn Giàu. |
Chủ Nhật, 15 tháng 6, 2014
Thăm Côn Đảo
Tại Dinh Chúa đảo. |
Kỉ niệm nơi cha chúng tôi đã đến. |
Cầu tầu 914 nơi cha chúng tôi "nhập đảo" 1931 và trở về đất liền 1936. |
Trò chuyện và tặng sách chị Vân (Ban quản lí Khu di tích). |
Tại Bảo tàng Côn Đảo. |
Tặng sách chị Hằng, Bảo tàng. |
Cùng trao đổi. |
Sau chuyến đi này, chúng tôi sẽ cố gắng giúp các bộ phận này kết nối với gia đình các cựu tù Côn Đảo mà chúng tôi quan thân, hy vọng sẽ làm giàu kho tư liệu cho Khu di tích và Bảo tàng.
Chủ Nhật, 23 tháng 6, 2013
Cựu tù Côn Đảo Nguyễn Văn Nam
PHIẾU CÁ NHÂN
Họ và tên: NGUYỄN
VĂN NAM Sinh năm: 1913 Mất
năm: 2007
Tên thật: PHẠM LUẬN
Cấp bậc khi về: Thiếu tướng
Chức vụ khi về: Viện
trưởng Viện kiểm sát quân sự trung ương;
Kiêm Viện phó Viện kiểm sát nhân dân tối
cao
Nguyên quán: Làng Nam Huân - xã Đình Phùng – Kiến Xương –
Thái Bình
Trú quán: 32 Lý Nam Đế - phường Cửa Đông – quận
Hoàn Kiếm – Hà Nội
Ngày vào Đảng CSVN:
tháng 9 năm 1929
Thứ Hai, 7 tháng 1, 2013
Tù chính trị Côn Đảo 1930-45 gốc Hải Phòng (tiếp)
Nguyễn Văn Sơ (1896 - 1975) : Nguyễn Văn Sơ sinh năm 1896 tại xã Ninh Duy, thôn Ninh Duy, huyện Tiên Lãng, tỉnh Kiến An nay là làng Ninh Duy, xã Khởi Nghĩa, huyện Tiên Lãng, thành phố Hải Phòng. Thuở nhỏ, Nguyễn Văn Sơ theo học chữ Hán ở trường làng. Anh siêng năng học tập, thích nghe và tìm đọc những chuyện về các anh hùng trong sự nghiệp chống giặc ngoại xâm của dân tộc. Lớn lên anh được các phe giáp trong xã Ninh Duy bầu làm lý trưởng. Làm lý trưởng nhưng với tính khảng khái, cương trực, Nguyễn Văn Sơ rất căm ghét bọn xích bọn cường hào địa phương, thối nát đục khoét bóc lột dân lành. Vụ mùa năm 1927, thuế ruộng nông dân phải nộp cho nhà nước thực dân 2,3 đồng một mẫu, bọn hào lý lạm thu, bắt nông dân phải đóng 3 đồng một mẫu, số tiền lạm thu đó, chúng chia nhau bỏ túi. Nguyễn Văn Sơ đã vận động nông dân chống nộp thuế, đấu tranh đòi lại số tiền bọn hào lý đã lạm thu.
Thứ Tư, 19 tháng 9, 2012
Cựu tù Nguyễn Hới
Nguyễn Hới (? - 1933) : Nguyễn Hới cùng quê với cố Phó thủ tướng Lê Thanh Nghị, sinh ra và lớn lên ở thôn Thượng Cốc, huyện Gia Lộc, Tỉnh Hải Dương. Ông còn có tên là Hạp, Nhỏ-một chiến sĩ cộng sản lớp đầu. Mặc dù quê Nguyễn Hới ở Hải Dương nhưng hoạt động cách mạng lại gắn bó với Hải Phòng. Ông ngụ tại số nhà 1, ngõ Sĩ Ký, phố Dinh (còn gọi là phố Tam Kỳ) Hải Phòng, có thời kỳ, Nguyễn Hới tham gia Xứ uỷ Bắc Kỳ, ông cùng người em là Nguyễn Lãm đều tham gia cách mạng. Mặc dù, trải qua nhiều gian khổ tù đày, hai anh em ông và bà mẹ vẫn một lòng kiên trì theo Đảng.
Thứ Ba, 24 tháng 7, 2012
Thứ Năm, 12 tháng 7, 2012
Cựu tù Nguyễn Phúc Hội
Nguyễn Phúc Hội (1901 - 1975) : Nguyễn Phúc Hội hay Nguyễn Văn Hội, khi hoạt động có bí danh là Phúc Lâm, sinh năm 1901, có tài liệu ghi ông sinh năm Dần (1902), người làng Kha Lâm, huyện An Lão, tỉnh Kiến An, nay thuộc quận Kiến An nội thành Hải Phòng. Làng nay vốn có truyền thống yêu nước, thời Trần có nhiều người tham gia trận Bạch Đằng, phong trào Văn Thân cũng có cơ sở chống Pháp của nhiều nghĩa quân Phạm Trung Trực (Thống Trực). Xuất thân trong một gia đình khá giả, vợ ông bà Nguyễn Thị Nhung là người đảm đang. Ông có làm phó tổng Tổng Kha Lâm, nên còn là ông Tổng Hội. Theo lý lịch tự thuật, tháng 6/1927 ông được Nguyễn Thái Học và Hoàng Mã (?) người Hưng Yên tuyên truyền vận động vào Việt Nam Quốc dân Đảng để đánh đuổi đế quốc Pháp và đánh đổ chế độ phong kiến Nam Triều làm cho nước Việt Nam được độc lập. Ngày 26/6/1927 ông được kết nạp, đến 9/1928 trở thành Đảng viên chính thức. Vốn có uy tín nên nhiều tổng lý trong vùng hưởng ứng, kể cả một số nông dân, binh lính đóng ở tỉnh lỵ Kiến An gần làng ông. Nguyễn Phúc Hội đã vận động được ông Phạm Văn Thóc, Vũ Văn Điều (1903 1930) nhà nho Vũ Văn Cảnh ( 1903 1941) Bát, Sức, Ba, Trị... Tháng 2/1928 chi bộ Việt Nam Quốc dân Đảng ở đây được thành lập, Nguyễn Phúc Hội được bầu làm Bí thư. Từ chi bộ này sau phát triển rộng ra nhiều xã ở An Lão, Kiến Thuỵ, An Dương, Tiên Lãng, Hải An, Thuỷ Nguyên của Tỉnh. Ở tỉnh lỵ có chi bộ trại lính. Kiến An lúc ấy là nơi có cơ sở mạnh của Việt Nam Quốc dân Đảng.
Đăng ký:
Bài đăng (Atom)